Các nhà khoa học cho biết, ăn một hoặc hai nhánh tỏi trong bữa ăn có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây bệnh như cúm. Có được tác dụng này là nhờ hợp chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin) có khả năng tăng cường miễn dịch. Tỏi cũng được cho là có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào gây ung thư.Ngoài vai trò tăng cường hương vị món ăn, tỏi còn là nguồn bổ sung dinh dưỡng cực tốt. Quá trình phân tích, các nhà nghiên cứu chỉ ra chúng chứa hơn 200 chất có lợi cho sức khỏe như protein, vitamin E, C, sắt, kẽm, selen và các yếu tố vi lượng.Tỏi giúp làm giảm cholesterol, nhờ vậy, thường xuyên ăn tỏi rất tốt cho tim mạch. Tỏi mang lại hiệu quả hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.Thực tế, tỏi có nhiều hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide có lợi cho sức khỏe. Dù vậy, các hoạt chất này chỉ hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Nếu sử dụng với mục đích y học thì ăn tỏi sống mỗi ngày chính là cách hữu hiệu nhất.Tuy nhiên dù có lợi cho sức khỏe song nam giới không ăn nhiều tỏi sống. Giải thích cho khuyến cáo này, các nhà khoa học cho biết bản thân tỏi có vị cay và tính kích thích. Ăn một lượng nhỏ sẽ không ảnh hưởng song nếu nam giới ăn tỏi sống quá nhiều sẽ gây hại cho tì vị, dạ dày...Tình trạng trên kéo dài, lâu ngày dẫn đến chán ăn, ảnh hưởng đến thận khí. Một khi ảnh hưởng đến thận khí, không tốt cho chất lượng tinh trùng của nam giới.Để tận dụng lợi ích từ tỏi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, các nhà dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn khoảng 10g tỏi sống mỗi ngày.Ngoài ra những người có bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, lẹo mắt, khô mắt... cũng không nên ăn nhiều tỏi.Bệnh nhân gan không nên tiêu thụ nhiều tỏi bởi chúng gây kích thích dạ dày, ruột, ức chế tiết dịch tiêu hóa ở ruột. Từ đó, làm tình trạng buồn nôn cũng như nhiều triệu chứng khác của bệnh gan trở nên trầm trọng hơn. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Các nhà khoa học cho biết, ăn một hoặc hai nhánh tỏi trong bữa ăn có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây bệnh như cúm. Có được tác dụng này là nhờ hợp chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin) có khả năng tăng cường miễn dịch. Tỏi cũng được cho là có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào gây ung thư.
Ngoài vai trò tăng cường hương vị món ăn, tỏi còn là nguồn bổ sung dinh dưỡng cực tốt. Quá trình phân tích, các nhà nghiên cứu chỉ ra chúng chứa hơn 200 chất có lợi cho sức khỏe như protein, vitamin E, C, sắt, kẽm, selen và các yếu tố vi lượng.
Tỏi giúp làm giảm cholesterol, nhờ vậy, thường xuyên ăn tỏi rất tốt cho tim mạch. Tỏi mang lại hiệu quả hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.
Thực tế, tỏi có nhiều hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide có lợi cho sức khỏe. Dù vậy, các hoạt chất này chỉ hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Nếu sử dụng với mục đích y học thì ăn tỏi sống mỗi ngày chính là cách hữu hiệu nhất.
Tuy nhiên dù có lợi cho sức khỏe song nam giới không ăn nhiều tỏi sống. Giải thích cho khuyến cáo này, các nhà khoa học cho biết bản thân tỏi có vị cay và tính kích thích. Ăn một lượng nhỏ sẽ không ảnh hưởng song nếu nam giới ăn tỏi sống quá nhiều sẽ gây hại cho tì vị, dạ dày...
Tình trạng trên kéo dài, lâu ngày dẫn đến chán ăn, ảnh hưởng đến thận khí. Một khi ảnh hưởng đến thận khí, không tốt cho chất lượng tinh trùng của nam giới.
Để tận dụng lợi ích từ tỏi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, các nhà dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn khoảng 10g tỏi sống mỗi ngày.
Ngoài ra những người có bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, lẹo mắt, khô mắt... cũng không nên ăn nhiều tỏi.
Bệnh nhân gan không nên tiêu thụ nhiều tỏi bởi chúng gây kích thích dạ dày, ruột, ức chế tiết dịch tiêu hóa ở ruột. Từ đó, làm tình trạng buồn nôn cũng như nhiều triệu chứng khác của bệnh gan trở nên trầm trọng hơn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.