Luộc mì trong nồi quá nhỏ: Bạn đã từng luộc những sợi mì dài trong một chiếc nồi bé xíu? Ngoài việc có thể làm sợi mì khô giòn gãy đôi thì khi cho mì vào nồi, nhiệt độ nước sẽ giảm xuống nhanh. Khi nước sôi trở lại, mì sẽ bị vón dính và nước luộc mì thì đặc lại. (Ảnh: Kitchn) Không cho muối vào nước luộc: Vì cố gắng hạn chế muối trong thực đơn nên bước này thường bị bỏ qua. Nguyên tắc số 1 của các đầu bếp để nấu món mỳ Ý ngon là khi luộc mì nước luộc phải mặn như nước biển. Sợi mì sẽ không hấp thu muối từ nước. Mục đích của việc cho nhiều muối là để bề mặt sợi mì thô ráp hơn, không bị trơn tuồn tuột. Cho muối vào nước luộc còn nhằm mục đích khiến sợi mì đậm hơn. (Ảnh: Kitchn)Cho mì vào nước quá sớm: Dù có đói đến mấy, bạn cũng nên đợi nước sôi mới bắt đầu luộc mì spaghetti để mì không bị dính như kẹo. (Ảnh: Kitchn)Không khuấy mì: Khuấy mì trong khi luộc là điều bắt buộc, nếu không mì sẽ dính lại với nhau. Vì vậy khi cho mì vào nước cần khuấy lên ngay lập tức. (Ảnh: Huffpost) Rửa mì sau khi luộc: Đây không chỉ là thao tác thừa mà còn làm lớp tinh bột để nước sốt bám vào mì bị trôi đi mất. Ngoài ra mì còn có thể bị mất mùi. Khi mì đã chín, đổ mì ra một cái rổ hoặc rây rồi xóc nhẹ cho hết nước. (Ảnh: Huffpost)Mì nào cũng nấu như nhau: Mỗi loại mì đều cần luộc theo cách riêng. Mì tươi thì chỉ cần luộc từ 3-5 phút ở nhiệt độ thấp. Các loại mì to bản thì chỉ nên luộc từng mẻ nhỏ và không chín hẳn để không bị nát. (Ảnh: Huffpost)Để mì quá lâu rồi mới cho nước sốt: Để mì quá lâu sẽ khiến mì bị dính nên nếu không cho được mì luôn vào nước sốt thì trộn mì với vài giọt dầu oliu. Nếu bạn muốn cho mì trực tiếp vào nước sốt thì không nên luộc mì chín hẳn. (Ảnh: Huffpost)Chọn nước sốt mỳ không đúng: Mì sợi dài phù hợp với các loại nước sốt có dầu mỡ hoặc kem; các loại nui xoắn thì phù hợp với nước sốt dạng lỏng (chẳng hạn như sốt pesto); nui dạng ống thì hợp với nước sốt đặc, nhiều thịt (chẳng hạn như sốt bò ragu), nui hình sò thì ngoài nước sốt đặc, nhiều thịt còn có thể nhồi thịt vào trong. (Ảnh: vikhrolicucina)
Luộc mì trong nồi quá nhỏ: Bạn đã từng luộc những sợi mì dài trong một chiếc nồi bé xíu? Ngoài việc có thể làm sợi mì khô giòn gãy đôi thì khi cho mì vào nồi, nhiệt độ nước sẽ giảm xuống nhanh. Khi nước sôi trở lại, mì sẽ bị vón dính và nước luộc mì thì đặc lại. (Ảnh: Kitchn)
Không cho muối vào nước luộc: Vì cố gắng hạn chế muối trong thực đơn nên bước này thường bị bỏ qua. Nguyên tắc số 1 của các đầu bếp để nấu món mỳ Ý ngon là khi luộc mì nước luộc phải mặn như nước biển. Sợi mì sẽ không hấp thu muối từ nước. Mục đích của việc cho nhiều muối là để bề mặt sợi mì thô ráp hơn, không bị trơn tuồn tuột. Cho muối vào nước luộc còn nhằm mục đích khiến sợi mì đậm hơn. (Ảnh: Kitchn)
Cho mì vào nước quá sớm: Dù có đói đến mấy, bạn cũng nên đợi nước sôi mới bắt đầu luộc mì spaghetti để mì không bị dính như kẹo. (Ảnh: Kitchn)
Không khuấy mì: Khuấy mì trong khi luộc là điều bắt buộc, nếu không mì sẽ dính lại với nhau. Vì vậy khi cho mì vào nước cần khuấy lên ngay lập tức. (Ảnh: Huffpost)
Rửa mì sau khi luộc: Đây không chỉ là thao tác thừa mà còn làm lớp tinh bột để nước sốt bám vào mì bị trôi đi mất. Ngoài ra mì còn có thể bị mất mùi. Khi mì đã chín, đổ mì ra một cái rổ hoặc rây rồi xóc nhẹ cho hết nước. (Ảnh: Huffpost)
Mì nào cũng nấu như nhau: Mỗi loại mì đều cần luộc theo cách riêng. Mì tươi thì chỉ cần luộc từ 3-5 phút ở nhiệt độ thấp. Các loại mì to bản thì chỉ nên luộc từng mẻ nhỏ và không chín hẳn để không bị nát. (Ảnh: Huffpost)
Để mì quá lâu rồi mới cho nước sốt: Để mì quá lâu sẽ khiến mì bị dính nên nếu không cho được mì luôn vào nước sốt thì trộn mì với vài giọt dầu oliu. Nếu bạn muốn cho mì trực tiếp vào nước sốt thì không nên luộc mì chín hẳn. (Ảnh: Huffpost)
Chọn nước sốt mỳ không đúng: Mì sợi dài phù hợp với các loại nước sốt có dầu mỡ hoặc kem; các loại nui xoắn thì phù hợp với nước sốt dạng lỏng (chẳng hạn như sốt pesto); nui dạng ống thì hợp với nước sốt đặc, nhiều thịt (chẳng hạn như sốt bò ragu), nui hình sò thì ngoài nước sốt đặc, nhiều thịt còn có thể nhồi thịt vào trong. (Ảnh: vikhrolicucina)