Luôn chú ý tới con: Các khu chợ nhộn nhịp, bãi biển tuyệt đẹp hay trung tâm mua sắm sầm uất thường khiến bạn dễ bị sao nhãng. Tuy nhiên, khi đưa trẻ em đi cùng, bạn cần liên tục để mắt tới bé. Đồng thời, bạn nên căn dặn con luôn bám sát bố mẹ và cần nói cho bố mẹ biết khi định đi đâu hay làm gì. Ảnh: TopOsiguranje.Tránh dùng các đồ có đề tên: Các đồ vật có thêu tên như balô, túi xách, quần áo… thường rất dễ thương, nhưng chúng cho kẻ có ý định xấu biết thêm thông tin về bé. Việc người khác biết tên dễ khiến bé cảm thấy tin tưởng hơn. Do đó, tốt nhất cha mẹ nên dùng những đồ không quá nổi bật và không có thông tin cá nhân của con. Ảnh: Pottery Barn Kids.Tạo một mật mã: Cùng trẻ thảo luận và chọn ra một từ bé dùng trong các tình huống khó chịu hay cảm thấy không an toàn. Với những trẻ nhút nhát, đây là một cách tốt để bé thông báo cho cha mẹ khi gặp tình huống bất an. Ảnh: Baebii.Dạy trẻ tuyệt đối không giữ bí mật khi có liên quan tới cơ thể: Dạy trẻ thông báo cho bạn ngay lập tức nếu ai đó chạm vào cơ thể con, và bảo trẻ giữ bí mật với bạn. Ảnh: Elephantjournal.Dạy trẻ nhận biết người có thể trợ giúp: Bạn có thể giúp bé nhận diện những người có khả năng giúp đỡ bé như công an, cảnh sát, nhân viên thu ngân… khi bị lạc. Nếu bé cảm thấy không an toàn và chỉ có một mình, hãy dạy bé tìm một bà mẹ có con nhỏ đi theo để nhờ trợ giúp. Ảnh: Westjet.Dạy trẻ cảnh báo người khác và chống trả nếu cần: Việc trẻ em khóc lóc hay la hét là chuyện thường gặp, nên đôi khi tiếng khóc của trẻ có thể bị bỏ qua. Bạn cần dạy trẻ kêu cứu hay hét lên những câu như “Bố mẹ tôi đâu”, “Ông/bà là ai”… để gây chú ý với người khác khi bị người lạ khống chế. Bạn cũng cần cho trẻ biết khi có người lạ định đưa bé đi đâu đó, mọi quy tắc lịch sự đều bị phá bỏ. Bé có thể cắn, cào cấu hay giãy giụa, la hét để thu hút sự chú ý của người khác. Ảnh: Anxioustoddlers.Diễn tập trước: Bạn và con nên tập thử các tình huống khi bé cảm thấy không an toàn, bị lạc hay khi có người lạ tiếp cận… để bé biết cần phải làm gì. Ảnh: Fimby.
Luôn chú ý tới con: Các khu chợ nhộn nhịp, bãi biển tuyệt đẹp hay trung tâm mua sắm sầm uất thường khiến bạn dễ bị sao nhãng. Tuy nhiên, khi đưa trẻ em đi cùng, bạn cần liên tục để mắt tới bé. Đồng thời, bạn nên căn dặn con luôn bám sát bố mẹ và cần nói cho bố mẹ biết khi định đi đâu hay làm gì. Ảnh: TopOsiguranje.
Tránh dùng các đồ có đề tên: Các đồ vật có thêu tên như balô, túi xách, quần áo… thường rất dễ thương, nhưng chúng cho kẻ có ý định xấu biết thêm thông tin về bé. Việc người khác biết tên dễ khiến bé cảm thấy tin tưởng hơn. Do đó, tốt nhất cha mẹ nên dùng những đồ không quá nổi bật và không có thông tin cá nhân của con. Ảnh: Pottery Barn Kids.
Tạo một mật mã: Cùng trẻ thảo luận và chọn ra một từ bé dùng trong các tình huống khó chịu hay cảm thấy không an toàn. Với những trẻ nhút nhát, đây là một cách tốt để bé thông báo cho cha mẹ khi gặp tình huống bất an. Ảnh: Baebii.
Dạy trẻ tuyệt đối không giữ bí mật khi có liên quan tới cơ thể: Dạy trẻ thông báo cho bạn ngay lập tức nếu ai đó chạm vào cơ thể con, và bảo trẻ giữ bí mật với bạn. Ảnh: Elephantjournal.
Dạy trẻ nhận biết người có thể trợ giúp: Bạn có thể giúp bé nhận diện những người có khả năng giúp đỡ bé như công an, cảnh sát, nhân viên thu ngân… khi bị lạc. Nếu bé cảm thấy không an toàn và chỉ có một mình, hãy dạy bé tìm một bà mẹ có con nhỏ đi theo để nhờ trợ giúp. Ảnh: Westjet.
Dạy trẻ cảnh báo người khác và chống trả nếu cần: Việc trẻ em khóc lóc hay la hét là chuyện thường gặp, nên đôi khi tiếng khóc của trẻ có thể bị bỏ qua. Bạn cần dạy trẻ kêu cứu hay hét lên những câu như “Bố mẹ tôi đâu”, “Ông/bà là ai”… để gây chú ý với người khác khi bị người lạ khống chế. Bạn cũng cần cho trẻ biết khi có người lạ định đưa bé đi đâu đó, mọi quy tắc lịch sự đều bị phá bỏ. Bé có thể cắn, cào cấu hay giãy giụa, la hét để thu hút sự chú ý của người khác. Ảnh: Anxioustoddlers.
Diễn tập trước: Bạn và con nên tập thử các tình huống khi bé cảm thấy không an toàn, bị lạc hay khi có người lạ tiếp cận… để bé biết cần phải làm gì. Ảnh: Fimby.