Thực tế, người phương Tây ôm nhiều hơn người phương Đông, điều này thể hiện ngay từ trong lối sống và văn hóa ứng xử của họ. Thay vì bắt tay hoặc chào hỏi, họ sẽ ôm nhau một cái thật chặt để thể hiện tình cảm. Theo nghiên cứu, người phương Tây bỏ ra khoảng 60 phút một tháng để ôm nhau. Tính ra, trung bình mỗi cái ôm là 10 giây và họ có thể thực hiện điều đó nhiều lần trong ngày. Không chỉ tạo cảm giác hưng phấn, cái ôm thật sự là một liều thuốc tổng quát mà bạn sẽ phải giật mình khi biết được tác dụng của nó.
Ôm nhau giúp hệ thần kinh khỏe mạnh hơn
Theo công bố của Hội Khoa học Thần kinh Mỹ, một cái ôm sâu khoảng 10 giây sẽ giúp kích thích các xung điện thần kinh và tăng cường cảm giác tích cực. Hệ thống thần kinh sẽ được đánh thức, từ đó hoạt động một cách linh hoạt và sáng suốt hơn.
|
Chỉ cần một cái ôm chân thành như vậy là đủ. |
Chính những xúc cảm mạnh mẽ trong dây thần kinh sẽ giúp tăng cường sự hưng phấn và hào hứng, đẩy lùi sự cô đơn, chống lại sự sợ hãi, tăng cường lòng tự trọng, xoa dịu sự cáu gắt căng thẳng khiến bạn cảm thấy thật yêu đời.
Tăng cường sự nhạy bén
Đó là tác dụng có một không hai của cái ôm. Lúc này những tiếp xúc cơ thể giúp não được vực dậy một cách khỏe mạnh. Nếu ôm thường xuyên, bộ não của bạn sẽ hoạt động vô cùng nhạy bén. Kéo theo đó là tăng cường khả năng nhận thức cho bạn. Theo nghiên cứu, bạn có thể đoán được chính xác đến 83% cảm xúc của người đối diện (tức giận, buồn chán, hạnh phúc…) nếu như 2 bạn ôm nhau mỗi ngày.
Người đang bệnh cần ôm nhiều hơn
Tinh thần là điều vô cùng quan trọng với một người có vấn đề về sức khỏe. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nếu mắc bệnh thì nên ôm một ai đó nhiều hơn. Theo phân tích, cái ôm giúp cơ thể giải phóng oxytocin. Chất này được mô tả là “hóc-môn hạnh phúc”, khuyến khích não bộ tiếp nhận những cảm giác lạc quan, tăng cường cảm xúc và sự yêu đời cho người bệnh, từ đó kích thích các tế bào nuôi dưỡng vết thương, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Cai nghiện bằng cái ôm
Ở một vài quốc gia tiên tiến, cái ôm được cho là phương pháp hỗ trợ cai nghiện ma túy, rượu bia, thuốc lá… vô cùng hữu hiệu. Điều đó cũng là do oxytocin tác động lên dây thần kinh và xoa dịu, ức chế “thú tính” bên trong một người nghiện. Chúng cũng được chứng minh là có hiệu quả trong vấn đề cai nghiện cho người thèm ăn và ghiền đồ ngọt.
1 cái ôm bằng 100 liều thuốc bổ
Nếu 1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ thì cái ôm có công dụng gấp 10 lần như thế. Khoa học đã chứng minh, cái ôm giúp người độc thân bớt cô đơn, các cặp vợ chồng sống chung thủy hơn. Ngoài ra, chúng giúp nuôi dưỡng sự kiên nhẫn, kích hoạt trung tâm năng lượng thái dương, kích thích tuyến ức (điều này có thể giúp cân bằng hoạt động tạo ra các tế bào máu trắng). Cái ôm còn kích thích sản xuất dopamine và serotonin giúp cân bằng hệ thống thần kinh, điều hòa giao cảm tốt hơn. Đặc biệt, cái ôm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nhịp tim, hạn chế đột quỵ, xoa dịu mệt mỏi và chứng đau cơ bắp…
Thật ra, một cái ôm chỉ thật sự ý nghĩa khi chúng ta cảm thấy thích thú với điều đó. Vì thế, “đối tác” của cái ôm phải là người quan trọng với ta để khơi dậy cảm xúc thuần túy. Các nhà khoa học cũng cho rằng các cặp đôi là người có thể thực hiện phương thức này tốt nhất, phát huy 100% hiệu ứng do cái ôm mang lại.