Lông mọc nhiều hơn: Sự thay đổi của hormone và kích thích tố khi mang thai khiến cho một số bà bầu có mái tóc mỏng hơn nhưng cũng có trường hợp tóc mọc nhiều. Có trường hợp lông mọc ở núm vú, gần rốn, mặt, cằm.Kích cỡ bộ ngực tăng lên là một trong những dấu hiệu đầu tiên của phụ nữ mang thai. Bộ ngực thường trở nên căng cứng và lớn dần trong suốt thời gian 9 tháng bởi vì hormon estrogen và progesterone được tăng cường.Rạn da là thay đổi khá phổ biến của các mẹ bầu. Gần 90% phụ nữ mang thai phải trải qua cảnh tượng những vết rạn nâu đỏ xuất hiện vằn vèo trên vùng bụng, hông, đùi, ngực như những chiếc mạng nhện dày đặc, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kì.Nám, sạm da: Trong quá trình mang thai, các hắc tố melamin trong da tăng lên đáng kể khiến cho mẹ bầu xuất hiện các mảng da tối màu trên trán, má, cổ, nách, ngực. Các nốt ruồi và tàn nhang cũng trở nên đậm màu hơn.Da nhờn, nổi mụn: Rất nhiều mẹ bầu phải trải qua giai đoạn da bỗng trở nên bóng nhờn và rất dễ nổi mụn. Đó là kết quả của quá trình tăng hormone, kích thích da tiết nhiều bã nhờn và dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da bị nhờn và có mụn.Nổi gân xanh, gân đỏ (Giãn tĩnh mạch) là tình trạng phổ biến ở phụ nữ có thai do các mao mạch máu mỏng manh và dễ vỡ hơn. Những đường gân này sẽ từ từ biến mất đi khi các hormone trong cơ thể cân bằng sau khi sinh một thời gian.Ngứa da: Mang thai khiến da trở nên khô hơn kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu, các vết rạn da cũng gây ngứa vô cùng bất tiện. Nhưng đây cũng là thay đổi khá phổ biến trong thai kì.Đường sọc nâu chạy dọc dưới bụng:Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, mẹ bầu bắt đầu thấy xuất hiện 1 đường thẳng sậm màu chạy giữa bụng dưới. Đường lằn bụng này hình thành do sự thay đổi nội tiết tố, khi cơ bụng căng ra và hơi tách biệt để tạo không gian lớn hơn cho em bé trong bụng.Rốn lồi: Nhiều mẹ bầu cảm thấy lúng túng khi mặc quần áo vì vì rốn nhô lên, không biết giấu bằng cách nào. Tuy nhiên các mẹ không có gì phải lo lắng vì em bé đang phát triển bình thường.Chân voi: Kích thước chân của bà bầu thường tăng lên trong thai kỳ. Nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, khi nhiều mẹ bầu bị phù nề bắp chân, bàn chân do lượng abumin trong nước tiểu tăng. Ảnh: Internet.Video "Phụ nữ mang thai có nên uống nước dừa không?" Nguồn: Cuộc sống hạnh phúc.
Lông mọc nhiều hơn: Sự thay đổi của hormone và kích thích tố khi mang thai khiến cho một số bà bầu có mái tóc mỏng hơn nhưng cũng có trường hợp tóc mọc nhiều. Có trường hợp lông mọc ở núm vú, gần rốn, mặt, cằm.
Kích cỡ bộ ngực tăng lên là một trong những dấu hiệu đầu tiên của phụ nữ mang thai. Bộ ngực thường trở nên căng cứng và lớn dần trong suốt thời gian 9 tháng bởi vì hormon estrogen và progesterone được tăng cường.
Rạn da là thay đổi khá phổ biến của các mẹ bầu. Gần 90% phụ nữ mang thai phải trải qua cảnh tượng những vết rạn nâu đỏ xuất hiện vằn vèo trên vùng bụng, hông, đùi, ngực như những chiếc mạng nhện dày đặc, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kì.
Nám, sạm da: Trong quá trình mang thai, các hắc tố melamin trong da tăng lên đáng kể khiến cho mẹ bầu xuất hiện các mảng da tối màu trên trán, má, cổ, nách, ngực. Các nốt ruồi và tàn nhang cũng trở nên đậm màu hơn.
Da nhờn, nổi mụn: Rất nhiều mẹ bầu phải trải qua giai đoạn da bỗng trở nên bóng nhờn và rất dễ nổi mụn. Đó là kết quả của quá trình tăng hormone, kích thích da tiết nhiều bã nhờn và dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da bị nhờn và có mụn.
Nổi gân xanh, gân đỏ (Giãn tĩnh mạch) là tình trạng phổ biến ở phụ nữ có thai do các mao mạch máu mỏng manh và dễ vỡ hơn. Những đường gân này sẽ từ từ biến mất đi khi các hormone trong cơ thể cân bằng sau khi sinh một thời gian.
Ngứa da: Mang thai khiến da trở nên khô hơn kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu, các vết rạn da cũng gây ngứa vô cùng bất tiện. Nhưng đây cũng là thay đổi khá phổ biến trong thai kì.
Đường sọc nâu chạy dọc dưới bụng:Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, mẹ bầu bắt đầu thấy xuất hiện 1 đường thẳng sậm màu chạy giữa bụng dưới. Đường lằn bụng này hình thành do sự thay đổi nội tiết tố, khi cơ bụng căng ra và hơi tách biệt để tạo không gian lớn hơn cho em bé trong bụng.
Rốn lồi: Nhiều mẹ bầu cảm thấy lúng túng khi mặc quần áo vì vì rốn nhô lên, không biết giấu bằng cách nào. Tuy nhiên các mẹ không có gì phải lo lắng vì em bé đang phát triển bình thường.
Chân voi: Kích thước chân của bà bầu thường tăng lên trong thai kỳ. Nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, khi nhiều mẹ bầu bị phù nề bắp chân, bàn chân do lượng abumin trong nước tiểu tăng. Ảnh: Internet.
Video "Phụ nữ mang thai có nên uống nước dừa không?" Nguồn: Cuộc sống hạnh phúc.