Sputnik đưa tin ngày 10/1, thiên thạch 2017 AG13, thuộc nhóm tiểu hành tinh Aten có đường kính từ 11 đến 34 mét, được các nhà khoa học thuộc dự án Catalina Sky Servey của Đại học Arizona phát hiện chỉ hai ngày trước khi nó bay lướt qua Trái Đất.
|
Hình ảnh một thiên thạch bay qua Trái Đất. Ảnh: Flickr. |
AG13 bay sượt qua Trái Đất vào lúc 7h47 sáng ngày 9/1 ở khoảng cách khoảng 200.000 km và thậm chí đi vào quỹ đạo bằng một nửa khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Đối với giới khoa học, khoảng cách 200.000 km là khoảng cách cực gần trong vũ trụ.
Một thiết bị mô phỏng “Tác động đến Trái Đất” do các nhà khoa học thuộc Đại học Purdue chế tạo tính toán rằng ở góc va chạm khí quyển 45 độ, thiên thạch AG13 sẽ phát nổ thành những mảnh nhỏ, giải phóng ra năng lượng cao gấp 10 lần so với quả bom nguyên tử phát nổ ở Nagasaki.
Mặc dù phát nổ trên không trung nhưng các mảnh vỡ có thể rơi xuống bề mặt Trái Đất và gây thương tích cũng như tổn thất cho con người.