Mùa nắng nóng đến, các sản phẩm phục vụ cho mùa hè bắt đầu “sốt” trở lại. Bên cạnh các mặt hàng thời trang, phụ kiện chống nắng, kem chống nắng các loại… thì có một mặt hàng đang được khá nhiều chị em săn đón chính là viên uống chống nắng.
Không khó để tìm thấy các tin rao bán về sản phẩm đặc biệt này trên các diễn đàn, hay mạng xã hội như Facebook, Zalo... chúng được quảng cáo với nhiều tác dụng: “Không cần theo liệu trình, uống 1 viên trước khi ra nắng 30 phút bảo vệ da suốt 24 giờ”.
Tuy nhiên mới đây, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã có thông cáo báo chí liên quan đến tính hiệu quả của các loại viên uống chống nắng: "Không 1 loại viên uống nào có thể thay thế kem chống nắng. Chúng tôi đã tìm thấy nhiều sản phẩm hứa hẹn có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời nhưng chúng không thể làm được như quảng cáo đã nói. Thay vào đó chúng lại gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và khiến họ gặp phải rủi ro khi sử dụng".
|
FDA cảnh báo về tính hiệu quả của các loại viên uống chống nắng. Ảnh Supplementpolice. |
Theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, các loại viên uống chống nắng chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm cho các biện pháp chống nắng khác như thoa kem chống nắng, đội nón rộng vành, bịt khẩu trang, mặc áo khoác chống nắng, đeo kính mát, dựa vào những bóng râm để tránh ra nắng nhiều nhất... chứ không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp trên.
Chuyên gia cũng cảnh báo, người tiêu dùng không nên quá tin vào những lời quảng cáo về viên uống chống nắng "chuẩn", hàng "xách tay" trên mạng, bởi ngay cả trên thế giới cũng chưa phát minh ra loại thuốc thần kì này. Nếu chỉ uống viên chống nắng mà chủ quan, không có biện pháp che chắn trước ánh nắng thì vô cùng nguy hiểm.
Trong ánh nắng có đến 3 tia gây hại là UVA, UVB, UVC gây nên nguy cơ ung thư da, lão hóa, nám dưới da, cháy nắng, đen sạm. Thời gian hoạt động mạnh nhất của các tia gây hại là vào khoảng 10-14h, nhiều hơn vào mùa hè. Trước sự nguy hại của các tia tử hại, thay vì sử dụng mỗi viên chống nắng, người tiêu dùng nên sử dụng các loại kem chống nắng chuyên biệt, nên chọn loại có độ SPF từ 15 trở lên. Nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ.
CHIA SẺ CHIA SẺSự thật về tác dụng của viên uống chống nắng đang sốt trên mạng - ảnh 2Mắc lỗi dùng thực phẩm, đường đến bệnh viện sẽ rất gần
(VietQ.vn) - Thời tiết nóng ẩm của mùa hè khiến tình trạng ngộ độc thực phẩm có nguy cơ gia tăng nếu người dùng không biết bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách.
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đo khả năng chống tia UVB, SPF càng cao thì bảo vệ làn da trống nắng càng cao. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Tương tự, PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu, vừa và mạnh.
Nên tẩy tế bào chết định kỳ và dưỡng ẩm cho da thường xuyên. Các sản phẩm dạng bôi phổ biến được bác sĩ khuyên dùng với người mắc các chứng rối loạn sắc tố da (tàn nhang, nám, vết thâm) thường là Tretinoin/ Retinol, Hydroquinon, Arbutin, Vitamin C, Niacinamide (Vitamin B3), Kojic Acid, chiết xuất lựu, nhân sâm, cam thảo.
Thanh Nhàn (T/h)
Sự thật về tác dụng của viên uống chống nắng đang sốt trên mạng - ảnh 3Những người này nên dừng ăn nghệ ngay lập tức để tránh 'rước họa'Sự thật về tác dụng của viên uống chống nắng đang sốt trên mạng - ảnh 4Chớ nên dùng lò vi sóng kẻo gặp họa nếu chưa 'thuộc lòng' những điều này!