Nếu bạn có vòng 3 tròn trịa thì chứng tỏ vòng 3 khá nhiều thịt, phần lớn là mỡ. Nghiên cứu cho thấy lượng mỡ cao ở vòng 3 đi đôi với các cholesterol có lợi và đường huyết ổn định. Nói một cách ngắn gọn là nếu vòng 3 tròn trịa thì khả năng bị bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh do trao đổi chất kém là rất thấp. Nếu vòng 3 phẳng lì thì có thể nguyên nhân là do bạn đang tập luyện quá sức, nên giảm bớt những động tác crossfit hoặc chạy đường dài. Khi cần nạp năng lượng nhưng không ăn uống đủ, các tế bào cơ sẽ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, dẫn đến vòng 3 như một quả bóng bị xì hơi. Nói cách khác, vòng 3 phẳng lì là do bạn đang đốt cơ thay vì đốt mỡ và đó không phải là điều tốt. Có thể bạn đã biết rằng ngồi quá nhiều cũng sẽ khiến cho vòng 3 bị bẹt và bè sang 2 bên. Ngồi quá nhiều khiến cơ gấp và cơ hông bị bó chặt. Do vậy nên thường xuyên dành một chút thời gian để đi bộ hoặc giãn cơ, bổ sung những bài tập hông và bụng như squat 1 chân, plank vào chế độ luyện tập. Bệnh trĩ sẽ khiến bạn khó chịu khi đi vệ sinh hoặc ngồi lâu một chỗ. Mặc dù trẻ em cũng có thể bị trĩ nhưng bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị táo bón. Những người này cần ăn thêm nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và uống thêm nhiều nước. Ngoài hình dáng của vòng 3 thì “sản phẩm” của vòng 3 cũng rất quan trọng. Độ đặc lỏng, mùi và cả màu sắc của chất thải có thể là dấu hiệu cho thấy một bệnh viêm nào đó hoặc dị ứng với thức ăn. Thường xuyên hoặc tiêu chảy kéo dài cũng có thể là do loét ruột kết hoặc viêm đường ruột. (Nguồn ảnh: Prevention)
Nếu bạn có vòng 3 tròn trịa thì chứng tỏ vòng 3 khá nhiều thịt, phần lớn là mỡ. Nghiên cứu cho thấy lượng mỡ cao ở vòng 3 đi đôi với các cholesterol có lợi và đường huyết ổn định. Nói một cách ngắn gọn là nếu vòng 3 tròn trịa thì khả năng bị bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh do trao đổi chất kém là rất thấp.
Nếu vòng 3 phẳng lì thì có thể nguyên nhân là do bạn đang tập luyện quá sức, nên giảm bớt những động tác crossfit hoặc chạy đường dài. Khi cần nạp năng lượng nhưng không ăn uống đủ, các tế bào cơ sẽ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, dẫn đến vòng 3 như một quả bóng bị xì hơi. Nói cách khác, vòng 3 phẳng lì là do bạn đang đốt cơ thay vì đốt mỡ và đó không phải là điều tốt.
Có thể bạn đã biết rằng ngồi quá nhiều cũng sẽ khiến cho vòng 3 bị bẹt và bè sang 2 bên. Ngồi quá nhiều khiến cơ gấp và cơ hông bị bó chặt. Do vậy nên thường xuyên dành một chút thời gian để đi bộ hoặc giãn cơ, bổ sung những bài tập hông và bụng như squat 1 chân, plank vào chế độ luyện tập.
Bệnh trĩ sẽ khiến bạn khó chịu khi đi vệ sinh hoặc ngồi lâu một chỗ. Mặc dù trẻ em cũng có thể bị trĩ nhưng bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị táo bón. Những người này cần ăn thêm nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và uống thêm nhiều nước.
Ngoài hình dáng của vòng 3 thì “sản phẩm” của vòng 3 cũng rất quan trọng. Độ đặc lỏng, mùi và cả màu sắc của chất thải có thể là dấu hiệu cho thấy một bệnh viêm nào đó hoặc dị ứng với thức ăn. Thường xuyên hoặc tiêu chảy kéo dài cũng có thể là do loét ruột kết hoặc viêm đường ruột. (Nguồn ảnh: Prevention)