Ngôi làng Ponorogo, phía Đông tỉnh Java ở Indonesia là nơi tập trung các bệnh nhân chậm phát triển và thể chất và trí não. Ở đây, các bệnh nhân bị nhốt trong phòng tối hay bị xích vào sàn nhà.Những nạn nhân này được cung cấp cuộc sống dưới mức nghèo khổ và bị suy dinh dưỡng. Thế nhưng, quan chức chính phủ lại đổ lỗi cho loạn luân, suy dinh dưỡng và thiếu hụt i ốt là nguyên nhân gây bệnh.Hơn 57000 người khuyết tật sống trong ngôi làng này và 18.800 người đang bị xích hoặc nhốt. Việc cùm chân người bệnh đã bị cấm từ năm 1977 thế nhưng pháp luật lại không thể can thiệp được vào ngôi làng này.Ngoài việc bị xiềng xích, các bệnh nhân tâm thần ở đây còn phải đối mặt với bạo lực tình dục, bị sốc điện, bị giam giữ trong những khu buồng đông đúc và dơ bẩn.Các trung tâm này đã bị cấm ở Indonesia trong gần 40 năm qua, nhưng tình trạng bệnh nhân tâm thần bị xiềng xích vẫn còn đầy rẫy khắp đất nước, đặc biệt ở những vùng nông thôn, nơi dịch vụ y tế còn nghèo nàn và mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại.Indonesia có dân số 250 triệu dân, nhưng chỉ có 48 bệnh viện tâm thần, trong đó phần lớn các bệnh viện này đều nằm ở các đô thị lớn.Trong khi đó, số liệu của bộ y tế cho biết, ít nhất 14 triệu người ở Indonesia trên 15 tuổi được cho là mắc một dạng bệnh tâm thần. Nhiều gia đình không chọn gửi bệnh nhân vào viện mà tự chăm sóc cho họ, do đó mà bệnh càng nặng và không có cơ hội cứu chữa."Khó có thể tin tại Indonesia vào năm 2016 lại vẫn còn tình trạng con người ta bị giam cầm. Cảm giác đó như thể như sống trong địa ngục." Kriti Sharma, nhà nghiên cứu nhân quyền của người khuyết tật trả lời phỏng vấn hãng AFP.Đại diện cho vấn đề nhân quyền của người khuyết tật ở Indonesia cho biết, họ buộc phải xiềng xích bệnh nhân bởi lo sợ những hậu quả có thể xảy ra nếu người bệnh tâm thần được thả tự do
Ngôi làng Ponorogo, phía Đông tỉnh Java ở Indonesia là nơi tập trung các bệnh nhân chậm phát triển và thể chất và trí não. Ở đây, các bệnh nhân bị nhốt trong phòng tối hay bị xích vào sàn nhà.
Những nạn nhân này được cung cấp cuộc sống dưới mức nghèo khổ và bị suy dinh dưỡng. Thế nhưng, quan chức chính phủ lại đổ lỗi cho loạn luân, suy dinh dưỡng và thiếu hụt i ốt là nguyên nhân gây bệnh.
Hơn 57000 người khuyết tật sống trong ngôi làng này và 18.800 người đang bị xích hoặc nhốt. Việc cùm chân người bệnh đã bị cấm từ năm 1977 thế nhưng pháp luật lại không thể can thiệp được vào ngôi làng này.
Ngoài việc bị xiềng xích, các bệnh nhân tâm thần ở đây còn phải đối mặt với bạo lực tình dục, bị sốc điện, bị giam giữ trong những khu buồng đông đúc và dơ bẩn.
Các trung tâm này đã bị cấm ở Indonesia trong gần 40 năm qua, nhưng tình trạng bệnh nhân tâm thần bị xiềng xích vẫn còn đầy rẫy khắp đất nước, đặc biệt ở những vùng nông thôn, nơi dịch vụ y tế còn nghèo nàn và mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại.
Indonesia có dân số 250 triệu dân, nhưng chỉ có 48 bệnh viện tâm thần, trong đó phần lớn các bệnh viện này đều nằm ở các đô thị lớn.
Trong khi đó, số liệu của bộ y tế cho biết, ít nhất 14 triệu người ở Indonesia trên 15 tuổi được cho là mắc một dạng bệnh tâm thần. Nhiều gia đình không chọn gửi bệnh nhân vào viện mà tự chăm sóc cho họ, do đó mà bệnh càng nặng và không có cơ hội cứu chữa.
"Khó có thể tin tại Indonesia vào năm 2016 lại vẫn còn tình trạng con người ta bị giam cầm. Cảm giác đó như thể như sống trong địa ngục." Kriti Sharma, nhà nghiên cứu nhân quyền của người khuyết tật trả lời phỏng vấn hãng AFP.
Đại diện cho vấn đề nhân quyền của người khuyết tật ở Indonesia cho biết, họ buộc phải xiềng xích bệnh nhân bởi lo sợ những hậu quả có thể xảy ra nếu người bệnh tâm thần được thả tự do