Chàng trai 25 tuổi hôn mê ở nơi làm việc, bác sĩ cảnh báo

Google News

Nam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người, bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.

Đang làm việc bất người liệt nửa người, hôn mê
Nam thanh niên (25 tuổi, trú tại Hà Nội) đang ở nơi làm việc đột ngột liệt nửa người bên phải, hôn mê, bất tỉnh. Anh được những người xung quanh nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) cấp cứu.
Tại đây, bệnh nhân có tình trạng rối loạn ý thức, ngôn ngữ. Kết quả chụp CT sọ não phát hiện một động mạch lớn bị tắc (đột quỵ thể nhồi máu não), nguy cơ tử vong 70-80% nếu sống sót di chứng rất nặng nề.
Nam thanh niên này có tiền sử khỏe mạnh. Tuy nhiên, từ năm 18 tuổi bệnh nhân đã hút thuốc lá, trung bình mỗi ngày khoảng 20 điếu.
Bệnh nhân nhanh chóng được ê-kíp can thiệp nội mạch. May mắn, thời gian can thiệp kịp thời, người bệnh thoát nguy kịch, hồi phục hoàn toàn.
Bác sĩ Đặng Minh Đức, Khoa Đột Quỵ, Bệnh viện Quân y 103, cho biết đây là ca đột quỵ trẻ tuổi nhất các bác sĩ tiếp nhận. Ở người trẻ, đột quỵ thường do dị dạng mạch máu não, gây biến chứng chảy máu não. Còn trường hợp này là xơ vữa mạch máu não, hẹp động mạch nguyên nhân do hút thuốc lá nhiều.
Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và tim mạch, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, gây đột quỵ. Với những bệnh nhân đã có vữa xơ động mạch, thuốc lá sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ mạnh mẽ hơn.
Bệnh lý mạch vành là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nhưng hiện nay cơ hội cứu sống người bệnh bằng các phương pháp can thiệp tim mạch hiện đại hiện nay là rất lớn. Chính vì vậy khi người thân có biểu hiện đau tức ngực, mệt mỏi,...cần được đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch thăm khám sớm để kịp thời điều trị.
Chang trai 25 tuoi hon me o noi lam viec, bac si canh bao
 Một ca can thiệp mạch máu não. Nguồn: BV Quân y 103. - Ảnh BVCC
Người hút thuốc tăng nguy cơ đột quỵ 3 lần
Để dự phòng đột qụy, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia. Nếu người bỏ thuốc được trên 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế nạp quá nhiều đồ ngọt, thức ăn chế biến sẵn và mỡ động vật.
Những người đang có sẵn bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, rối loạn đường huyết, đường máu, béo phì (đặc biệt là béo bụng), cần kiểm soát bệnh thật tốt, khám định kỳ để xử lý hiệu quả, tránh cơn đột quỵ xảy ra trong tương lai.
Khi có các dấu hiệu như liệt chi, liệt mặt và liệt vận ngôn xảy ra đột ngột, gia đình cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng nhanh càng tốt và ghi nhớ thời gian xảy ra đột quỵ.
Phân tích về nguyên nhân thuốc lá dẫn đến đột quỵ, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, hút thuốc làm tăng nhanh quá trình xơ cứng và thu hẹp trong động mạch. Quá trình này bắt đầu sớm hơn và tăng khả năng hình thành cục máu đông lên cao gấp hai đến bốn lần.
Hút thuốc làm giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ cao và làm tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp. Nghĩa là giảm sự di chuyển của cholesterol qua cơ thể và góp phần tích lũy của nó trong các động mạch của bạn. Điều này khiến bạn có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và mất chân tay.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách thu hẹp các động mạch trong não và các động mạch cảnh ở cổ dẫn đến não. Ngoài ra, các mạch đến não có thể bị tắc nghẽn do tắc nghẽn hoặc máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ và tê liệt.
Nếu các mạch máu bị chặn hoàn toàn đến một phần của não, phần đó sẽ chết. Người bệnh có thể mất khả năng nói, đi lại hoặc di chuyển bình thường hoặc tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng, đột quỵ có thể gây tử vong.
Đặc biệt, hút song song cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thường còn có hại hơn, đó là tăng cao nguy cơ đột quỵ ở tuổi thanh niên và những năm đầu của tuổi trung niên.
Cụ thể, kết quả phân tích dựa trên dữ liệu sức khỏe cho thấy người hút song song 2 loại thuốc lá có nguy cơ đột quỵ gần gấp 3 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc người khác) tăng 30% nguy cơ đột quỵ não.
Do đó, người dân nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, không được chủ quan với các triệu chứng như thường xuyên khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực khi gắng sức…
Đặc biệt, những người có thói quen hút thuốc lá, có tiền sử mắc cao huyết áp, đái tháo đường hoặc từng có người nhà bị bệnh mạch vành cần chủ động tầm soát bệnh tim mạch từ sớm để tránh dẫn đến các trường hợp cấp cứu nguy hiểm. Với bệnh mạch vành, chỉ chậm vài phút cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chang trai 25 tuoi hon me o noi lam viec, bac si canh bao-Hinh-2
 Đau đầu cẩn thận đột quỵ do vỡ khối dị dạng mạch máu - Ảnh minh họa
Người hay đau đầu cẩn thận vỡ dị dạng mạch máu gây đột quỵ
ThS.BSCK2 Nguyễn Văn Mận trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cho biết, dị dạng mạch máu não là bệnh lí do bất thường của thành mạch máu não tạo ra một búi mạch trong não với các động mạch và tĩnh mạch dãn lớn với tỉ lệ gặp trong dân số là 0,14%.
Dị dạng này là nguyên nhân gây xuất huyết não chủ yếu ở người trẻ và trẻ em với nguy cơ xuất huyết hàng năm là 2 – 4%. Tỉ lệ tử vong do xuất huyết là 10% và di chứng thần kinh là 30 – 50%. Biểu hiện lâm sàng thường là xuất huyết (50%), co giật, yếu liệt, hôn mê…
Đôi khi bệnh nhân chỉ có nhức đầu đơn thuần hay hoàn toàn không có triệu chứng. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí của búi dị dạng và tình trạng của động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu. Đặc biệt phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân lúc vào viện để có chỉ định đúng và can thiệp kịp thời.
Vì vậy khi thấy thanh niên, người trẻ tuổi, trẻ em...co giật, yếu liệt, hôn mê… nên đưa ngay vào bệnh viện tuyến gần nhất để được sơ cứu sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến có thể phẫu thuật sọ não để có hướng xử trí kịp thời.
Theo BSCKI. Nguyễn Anh Minh, Đơn vị Cấp cứu - điều trị tích cực, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, phình mạch não là hiện tượng mạch máu não phình to hoặc căng phồng lên, thường xảy ra ở những vị trí thành mạch bị yếu. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phình mạch não như: Tăng huyết áp, thuốc lá, nghiện rượu, lạm dụng chất gây nghiện, nhiễm khuẩn, chấn thương,…
Theo nghiên cứu, khoảng 5% dân số sẽ có phình mạch não. Hầu hết các phình chưa vỡ triệu chứng rất nghèo nàn: đau đầu dai dẳng, nếu phình to chèn ép thần kinh thì có thể có thêm 1 triệu chứng khác: nhìn mờ, sụp mi, yếu-liệt nửa người và người dân thường bỏ quên các triệu chứng đó.
Tuy nhiên, khi túi phình vỡ lại rất nặng, nguy cơ tử vong cao, và hầu hết các trường hợp tới giai đoạn này mới phát hiện mình có phình mạch não, các biểu hiện có thể thấy: suy giảm ý thức, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, đau gáy, cứng gáy, co giật,…
Lúc này, việc điều trị cũng hết sức khó khăn, có thể để lại di chứng nặng cho bệnh nhân và thậm chí tử vong.
“Những bệnh nhân có triệu chứng đau đầu dai dẳng, nên chụp phim có dựng mạch máu não (MRI sọ não, CTA) để kiểm tra mình có phình hay dị dạng mạch não không. Những người bệnh có chảy tiền sử túi phình, việc kiểm soát huyết áp là một yếu tố quan trọng để phòng tránh túi phình vỡ.
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm túi phình, có kế hoạch điều trị sớm sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong, cũng như tàn phế cho bệnh nhân”, các bác sĩ khuyến cáo

Thúy Nga

>> xem thêm

Bình luận(0)