Ở khu trại Bolingo ở Morocco nằm giữa một ngọn núi và rừng cây oliu, hàng trăm dân tị nạn tới từ vùng tiểu sa mạc Sahara ở châu Phi đều nuôi hy vọng vượt biên sang châu Âu để bắt đầu cuộc sống mới. Ảnh: Một nhóm đàn ông mang theo đồ ăn đi về phía cổng trại tị nạn Bolingo.Điều kiện y tế ở trại tị nạn Bolingo rất nghèo nàn. Ngoài một nhóm tình nguyện nhỏ tới từ Nador, không có một tổ chức phi chính phủ (NGO) nào hỗ trợ cho những người tị nạn khốn khổ này.Bolingo là một trong số hàng chục trại tị nạn trái phép ở tỉnh Nador của Morocco nằm tiếp giáp với vùng Melilla, một vùng đất của Tây Ban Nha. Dân tị nạn ở đây tìm cách vượt sang Tây Ban Nha qua con đường này.Hãng trăm người tị nạn ở Bolongo sống tại các lều trại tạm bợ làm từ gỗ thông và các tấm vải nhựa bỏ đi.Hầu hết mọi người ở Bolingo đều chờ cơ hội để rời đi khỏi nơi đây sang Châu Âu.Cô gái Abiba, người đã bỏ trốn khỏi quê nhà Bờ Biển Ngà cách đây vài năm sau khi bị người cha ép phải lấy một người đàn ông hơn cô 20 tuổi và hiện có thai 4 tháng hi vọng, con cô sẽ được sỉnh ra ở Châu Âu.Với nhiều người, Bolingo trở thành một nơi ở lâu dài. Bé gái trong hình được sinh ra tại một bệnh viện địa phương chỉ quanh quẩn ở trang trại này.Nhà chức trách Morocco thường hay kiểm tra đột xuất trại tị nạn trái phép này.Những người sống ở đây thường chạy lên một ngọn đồi gần đó trong mỗi lần bị truy quét.Đôi khi, một số người tị nạn liều mình vượt qua hàng rào thép gai để sang Melilla, Tây Ban Nha.Họ gắn thêm các móc sắt vào đế giày để trèo qua hàng rào cao 6 mét.Hàng rào thép gai phân định ranh giới lãnh thổ giữa Morocco và Melilla, vùng đất ở nước ngoài của Tây Ban Nha.Một cảnh sát đang sử dụng thiết bị để nghe nhịp tim trong lúc kiểm tra xem liệu có người tị nạn nào ẩn nấp bên trong chiếc xe.Trong khi đó, tại trung tâm ở Melilla, những người tị nạn may mắn vượt được sang đây phải chờ nhiều tháng trời hoặc thậm chí vài năm để nhận giấy tờ.Một nhóm tị nạn vui vẻ sau khi họ nhận giấy phép lên tàu tới Tây Ban Nha.
Ở khu trại Bolingo ở Morocco nằm giữa một ngọn núi và rừng cây oliu, hàng trăm dân tị nạn tới từ vùng tiểu sa mạc Sahara ở châu Phi đều nuôi hy vọng vượt biên sang châu Âu để bắt đầu cuộc sống mới. Ảnh: Một nhóm đàn ông mang theo đồ ăn đi về phía cổng trại tị nạn Bolingo.
Điều kiện y tế ở trại tị nạn Bolingo rất nghèo nàn. Ngoài một nhóm tình nguyện nhỏ tới từ Nador, không có một tổ chức phi chính phủ (NGO) nào hỗ trợ cho những người tị nạn khốn khổ này.
Bolingo là một trong số hàng chục trại tị nạn trái phép ở tỉnh Nador của Morocco nằm tiếp giáp với vùng Melilla, một vùng đất của Tây Ban Nha. Dân tị nạn ở đây tìm cách vượt sang Tây Ban Nha qua con đường này.
Hãng trăm người tị nạn ở Bolongo sống tại các lều trại tạm bợ làm từ gỗ thông và các tấm vải nhựa bỏ đi.
Hầu hết mọi người ở Bolingo đều chờ cơ hội để rời đi khỏi nơi đây sang Châu Âu.
Cô gái Abiba, người đã bỏ trốn khỏi quê nhà Bờ Biển Ngà cách đây vài năm sau khi bị người cha ép phải lấy một người đàn ông hơn cô 20 tuổi và hiện có thai 4 tháng hi vọng, con cô sẽ được sỉnh ra ở Châu Âu.
Với nhiều người, Bolingo trở thành một nơi ở lâu dài. Bé gái trong hình được sinh ra tại một bệnh viện địa phương chỉ quanh quẩn ở trang trại này.
Nhà chức trách Morocco thường hay kiểm tra đột xuất trại tị nạn trái phép này.
Những người sống ở đây thường chạy lên một ngọn đồi gần đó trong mỗi lần bị truy quét.
Đôi khi, một số người tị nạn liều mình vượt qua hàng rào thép gai để sang Melilla, Tây Ban Nha.
Họ gắn thêm các móc sắt vào đế giày để trèo qua hàng rào cao 6 mét.
Hàng rào thép gai phân định ranh giới lãnh thổ giữa Morocco và Melilla, vùng đất ở nước ngoài của Tây Ban Nha.
Một cảnh sát đang sử dụng thiết bị để nghe nhịp tim trong lúc kiểm tra xem liệu có người tị nạn nào ẩn nấp bên trong chiếc xe.
Trong khi đó, tại trung tâm ở Melilla, những người tị nạn may mắn vượt được sang đây phải chờ nhiều tháng trời hoặc thậm chí vài năm để nhận giấy tờ.
Một nhóm tị nạn vui vẻ sau khi họ nhận giấy phép lên tàu tới Tây Ban Nha.