Một phụ nữ 36 tuổi tên Mpho Bodia đã phải vật vã chiến đấu giành giật cuộc sống với tử thần vì bị dị ứng thuốc nghiêm trọng. Bà mẹ đã có 2 con này được bác sĩ kê một loại thuốc để thay đổi tâm trạng vì quá trầm cảm và căng thẳng sau cái chết của một người bạn từ năm 2010. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, toàn bộ người và mặt cô nổi ban đỏ. Các bác sĩ cho rằng cô bị bệnh đậu mùa nhưng những nốt ban đỏ càng ngày càng tệ hơn khiến toàn cơ thể bị phồng rộp và được đưa vào điều trị chuyên khoa tại bệnh viện Klerksdorp. Kể lại cảm giác lúc đó, cô cho biết “Những vết phát ban rất ngứa và tôi biết ngay có chuyện gì đó xảy ra. Người tôi cảm giác đang bốc cháy như bị là, nốt phồng rộp nổi khắp nơi và da tôi bắt đầu bong tróc”. Cô được chẩn đoán bị hội chứng Stevens Johnson – một tình trạng hiếm gặp khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một loại thuốc hoặc một viêm nhiễm nhẹ. Sau khi nằm gần 2 tuần trong khu cách ly trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cô được chuyển lại chuyên khoa vì bác sĩ tiên lượng cô sẽ khó qua khỏi. Da cô lúc này vẫn tiếp tục bong tróc, phần da chân đã tróc hết nên cô không thể đứng được. Tuy nhiên, sau đó vài tuần, cô bắt đầu hồi phục và được ra viện sau đó 1 tháng. Đã 3 năm trôi qua, sức khỏe của cô không chỉ tốt hơn mà những chấn thương tinh thần cũng không còn, cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những triệu chứng của bệnh Steven Johnson ở trẻ em chỉ tương đối nhẹ như viêm nhiễm, quai bị, cúm, thường là do virus. Triệu chứng bệnh ở người lớn thường gặp là phản ứng với thuốc kháng sinh, giảm đau nên không rõ ràng cho đến khi da phồng rộp, bong tróc từng mảng. Bệnh có thể biến chứng dẫn đến mù vĩnh viễn hoặc viêm phổi.
Một phụ nữ 36 tuổi tên Mpho Bodia đã phải vật vã chiến đấu giành giật cuộc sống với tử thần vì bị dị ứng thuốc nghiêm trọng. Bà mẹ đã có 2 con này được bác sĩ kê một loại thuốc để thay đổi tâm trạng vì quá trầm cảm và căng thẳng sau cái chết của một người bạn từ năm 2010. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, toàn bộ người và mặt cô nổi ban đỏ.
Các bác sĩ cho rằng cô bị bệnh đậu mùa nhưng những nốt ban đỏ càng ngày càng tệ hơn khiến toàn cơ thể bị phồng rộp và được đưa vào điều trị chuyên khoa tại bệnh viện Klerksdorp. Kể lại cảm giác lúc đó, cô cho biết “Những vết phát ban rất ngứa và tôi biết ngay có chuyện gì đó xảy ra. Người tôi cảm giác đang bốc cháy như bị là, nốt phồng rộp nổi khắp nơi và da tôi bắt đầu bong tróc”.
Cô được chẩn đoán bị hội chứng Stevens Johnson – một tình trạng hiếm gặp khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một loại thuốc hoặc một viêm nhiễm nhẹ.
Sau khi nằm gần 2 tuần trong khu cách ly trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cô được chuyển lại chuyên khoa vì bác sĩ tiên lượng cô sẽ khó qua khỏi. Da cô lúc này vẫn tiếp tục bong tróc, phần da chân đã tróc hết nên cô không thể đứng được.
Tuy nhiên, sau đó vài tuần, cô bắt đầu hồi phục và được ra viện sau đó 1 tháng. Đã 3 năm trôi qua, sức khỏe của cô không chỉ tốt hơn mà những chấn thương tinh thần cũng không còn, cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Những triệu chứng của bệnh Steven Johnson ở trẻ em chỉ tương đối nhẹ như viêm nhiễm, quai bị, cúm, thường là do virus. Triệu chứng bệnh ở người lớn thường gặp là phản ứng với thuốc kháng sinh, giảm đau nên không rõ ràng cho đến khi da phồng rộp, bong tróc từng mảng. Bệnh có thể biến chứng dẫn đến mù vĩnh viễn hoặc viêm phổi.