Rối loạn đông máu còn được biết đến với tên gọi Hemophilia. Bệnh tương đối hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khi sinh là 1/10.000. Mắc rối loạn đông máu, người bệnh chảy máu lâu hơn bình thường do thiếu yếu tố gây đông. Bệnh được chia làm 2 loại là Hemophilia A (thiếu yếu tố đông máu số 8) và Hemophilia B (thiếu yếu tố đông máu số 9).Người mắc chứng rối loạn đông máu không mất máu đến chết vì vết cắt nhỏ. Ở một số nơi, người ta cảnh báo bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu không nên cầm nắm những vật sắc nhọn, kể cả gai hoa hồng cũng có thể làm họ mất máu nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, những vết thương nhỏ không thực sự nguy hiểm tới vậy. Vết thương ở cơ quan nội tạng, vết bầm tím hoặc chấn thương gây chảy máu mới thực sự đáng sợ.Không phải mọi nhân viên y tế đều tường tận về chứng rối loạn đông máu. Vì lý do này, bệnh nhân nên tự trang bị kiến thức về căn bệnh để tự chăm sóc mình khi cần thiết.Trẻ mắc chứng rối loạn đông máu có thể tham gia các trò chơi tập thể. Trẻ mắc chứng rối loạn đông máu cần tham gia các hoạt động thể chất như bạn cùng trang lứa. Để tránh gây thương tích, chảy máu, bạn nên chọn các trò ít va chạm mạnh như bơi lội, cầu lông. Đặc biệt, cần có biện pháp bảo vệ đầu, các khớp xương trước khi tham gia.Việc ôm ấp không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Nhiều người e ngại việc ôm ấp có thể gây tổn thương cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Người mắc chứng rối loạn đông máu dễ dàng thể hiện tình cảm của mình bằng vòng tay ôm như những người khỏe mạnh.Người mắc chứng rối loạn đông máu có tuổi thọ trung bình tương đương người khỏe mạnh. Những năm 1950, người mắc chứng bệnh này có tuổi thọ trung bình là 16,5. Nhờ sự phát triển của y học, hiện tuổi thọ bệnh nhân được cải thiện đáng kể. Nếu kiên trì điều trị, ăn uống và vận động hợp lý, tuổi thọ của họ có thể đạt được như những người bình thường.Chứng rối loạn đông máu có tính di truyền. Người bệnh rối loạn đông máu mắc bệnh từ khi sinh ra do nhận gen bệnh của ba mẹ. Tuy nhiên khoảng 30% bệnh nhân không có tiền sử gia đình. Những trường hợp này được cho là do đột biến gen bình thường chuyển thành gen bệnh và gen bệnh này vẫn di truyền cho thế hệ sau.Phụ nữ được khuyến khích thăm khám chẩn đoán bệnh. Chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ nên thăm khám để chẩn đoán liệu mình có mắc chứng rối loạn đông máu hay không. Việc thăm khám rất cần thiết bởi tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, phụ nữ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh nở.
Rối loạn đông máu còn được biết đến với tên gọi Hemophilia. Bệnh tương đối hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khi sinh là 1/10.000. Mắc rối loạn đông máu, người bệnh chảy máu lâu hơn bình thường do thiếu yếu tố gây đông. Bệnh được chia làm 2 loại là Hemophilia A (thiếu yếu tố đông máu số 8) và Hemophilia B (thiếu yếu tố đông máu số 9).
Người mắc chứng rối loạn đông máu không mất máu đến chết vì vết cắt nhỏ. Ở một số nơi, người ta cảnh báo bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu không nên cầm nắm những vật sắc nhọn, kể cả gai hoa hồng cũng có thể làm họ mất máu nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, những vết thương nhỏ không thực sự nguy hiểm tới vậy. Vết thương ở cơ quan nội tạng, vết bầm tím hoặc chấn thương gây chảy máu mới thực sự đáng sợ.
Không phải mọi nhân viên y tế đều tường tận về chứng rối loạn đông máu. Vì lý do này, bệnh nhân nên tự trang bị kiến thức về căn bệnh để tự chăm sóc mình khi cần thiết.
Trẻ mắc chứng rối loạn đông máu có thể tham gia các trò chơi tập thể. Trẻ mắc chứng rối loạn đông máu cần tham gia các hoạt động thể chất như bạn cùng trang lứa. Để tránh gây thương tích, chảy máu, bạn nên chọn các trò ít va chạm mạnh như bơi lội, cầu lông. Đặc biệt, cần có biện pháp bảo vệ đầu, các khớp xương trước khi tham gia.
Việc ôm ấp không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Nhiều người e ngại việc ôm ấp có thể gây tổn thương cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Người mắc chứng rối loạn đông máu dễ dàng thể hiện tình cảm của mình bằng vòng tay ôm như những người khỏe mạnh.
Người mắc chứng rối loạn đông máu có tuổi thọ trung bình tương đương người khỏe mạnh. Những năm 1950, người mắc chứng bệnh này có tuổi thọ trung bình là 16,5. Nhờ sự phát triển của y học, hiện tuổi thọ bệnh nhân được cải thiện đáng kể. Nếu kiên trì điều trị, ăn uống và vận động hợp lý, tuổi thọ của họ có thể đạt được như những người bình thường.
Chứng rối loạn đông máu có tính di truyền. Người bệnh rối loạn đông máu mắc bệnh từ khi sinh ra do nhận gen bệnh của ba mẹ. Tuy nhiên khoảng 30% bệnh nhân không có tiền sử gia đình. Những trường hợp này được cho là do đột biến gen bình thường chuyển thành gen bệnh và gen bệnh này vẫn di truyền cho thế hệ sau.
Phụ nữ được khuyến khích thăm khám chẩn đoán bệnh. Chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ nên thăm khám để chẩn đoán liệu mình có mắc chứng rối loạn đông máu hay không. Việc thăm khám rất cần thiết bởi tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, phụ nữ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh nở.