Tăm bông ngoáy tai. Đây được xem là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất bởi mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt lại bên trong.Xà bông. Các nghiên cứu cho hay, triclosan có trong xà bông diệt khuẩn đóng vai trò như một chất kháng khuẩn. Mặt khác, loại xà phòng được sản xuất từ hóa chất điều chế trong phòng thí nghiệm này gây hại cho da nói riêng và đe dọa sức khỏe của bạn nói chung. Chúng lấy đi lớp màng dưỡng ẩm bảo vệ da và gây cảm giác khô rát khó chịu.Máy xay sinh tố. Các vi khuẩn tồn đọng trong máy xay sinh tố do không vệ sinh máy xay có thể gây ngộ độc thực phẩm. Hãy chắc chắn rằng sau khi xay hoa quả, cho thêm nước vào máy và chạy lại lần nữa để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trong các lưỡi dao.Đá bọt. Đá bọt thường dùng để tẩy da chết ở gót chân, cánh tay...Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không nên chia sẻ đá bọt của bạn với những người khác bởi vì các vi trùng và vi khuẩn sẽ được truyền qua một cách dễ dàng. Hãy rửa lại bằng nước nóng sau khi sử dụng nó.Thìa cao su. Đây được xem là 1 trong 5 công cụ bẩn nhất trong nhà bếp. Nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn E.coli, nấm men và nấm mốc là những vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất bám trên thìa cao su.Thú nhồi bông. Đồ chơi yêu thích này được xem là cụ nam châm hút bụi bẩn và là môi trường sinh sống của ve bụi gây dị ứng đường hô hấp. Hãy thường xuyên giặt, rửa đồ chơi này và chắc chắn rằng không chơi chúng trên giường của bạn.Kem đánh răng làm trắng răng. Kem đánh răng tẩy trắng có thể loại bỏ cao răng và các mảng bám bẩn trên răng một cách dễ dàng , nhưng việc sử dụng kem lâu dài thường làm cho răng của bạn nhạy cảm như men bao phủ răng sẽ bị bào mòn.Xơ mướp. Dụng cụ này là một trong những nơi sinh sôi và phát triển của vi khuẩn cùng nấm mốc. Trong ngóc ngách và vết nứt của mướp là không gian sinh sản cho nấm, nấm mốc và vi khuẩn. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh, bạn nên thay đổi xơ mướp mỗi tháng một lần.
Tăm bông ngoáy tai. Đây được xem là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất bởi mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt lại bên trong.
Xà bông. Các nghiên cứu cho hay, triclosan có trong xà bông diệt khuẩn đóng vai trò như một chất kháng khuẩn. Mặt khác, loại xà phòng được sản xuất từ hóa chất điều chế trong phòng thí nghiệm này gây hại cho da nói riêng và đe dọa sức khỏe của bạn nói chung. Chúng lấy đi lớp màng dưỡng ẩm bảo vệ da và gây cảm giác khô rát khó chịu.
Máy xay sinh tố. Các vi khuẩn tồn đọng trong máy xay sinh tố do không vệ sinh máy xay có thể gây ngộ độc thực phẩm. Hãy chắc chắn rằng sau khi xay hoa quả, cho thêm nước vào máy và chạy lại lần nữa để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trong các lưỡi dao.
Đá bọt. Đá bọt thường dùng để tẩy da chết ở gót chân, cánh tay...Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không nên chia sẻ đá bọt của bạn với những người khác bởi vì các vi trùng và vi khuẩn sẽ được truyền qua một cách dễ dàng. Hãy rửa lại bằng nước nóng sau khi sử dụng nó.
Thìa cao su. Đây được xem là 1 trong 5 công cụ bẩn nhất trong nhà bếp. Nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn E.coli, nấm men và nấm mốc là những vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất bám trên thìa cao su.
Thú nhồi bông. Đồ chơi yêu thích này được xem là cụ nam châm hút bụi bẩn và là môi trường sinh sống của ve bụi gây dị ứng đường hô hấp. Hãy thường xuyên giặt, rửa đồ chơi này và chắc chắn rằng không chơi chúng trên giường của bạn.
Kem đánh răng làm trắng răng. Kem đánh răng tẩy trắng có thể loại bỏ cao răng và các mảng bám bẩn trên răng một cách dễ dàng , nhưng việc sử dụng kem lâu dài thường làm cho răng của bạn nhạy cảm như men bao phủ răng sẽ bị bào mòn.
Xơ mướp. Dụng cụ này là một trong những nơi sinh sôi và phát triển của vi khuẩn cùng nấm mốc. Trong ngóc ngách và vết nứt của mướp là không gian sinh sản cho nấm, nấm mốc và vi khuẩn. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh, bạn nên thay đổi xơ mướp mỗi tháng một lần.