Tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà chúng còn được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, ung thư, viêm nhiễm, xương khớp,... Ăn tỏi giúp phòng tránh được cảm cúm, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, lọc độc tố trong máu, làm đẹp da,... Ảnh InternetViệc chọn mua tỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và chất lượng món ăn. Khi đi chợ, cần quan sát kỹ và tránh những loại tỏi không nên mua dưới đây. Ảnh Sức khỏe và Đời sống Tỏi bị mốc gây hại cho sức khỏe: Nấm mốc sinh ra các chất độc hại như aflatoxin - một loại chất có khả năng gây ung thư nếu tích tụ trong cơ thể. Việc tiêu thụ tỏi mốc hoặc hư hỏng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là đau bụng, buồn nôn, ngộ độc thực phẩm. Với hàm lượng đủ lớn, aflatoxin thậm chí có thể gây ngộ độc nặng và tử vong. Ảnh BHX Tỏi mọc mầm hao hụt dinh dưỡng: Tuy không độc, nhưng chất dinh dưỡng trong tỏi đã bị hao hụt nhiều. Khi mầm phát triển, tỏi phải cung cấp nước và dinh dưỡng cho mầm, khiến củ tỏi dần khô đi. Điều này làm cho tỏi không còn độ giòn và hương vị tươi mới, một số củ tỏi mọc mầm còn có thể bị mốc bên trong, ăn vào dễ gây khó chịu cho cơ thể. Ảnh Tiêu dùng Tỏi bị mềm có thể đã bị mốc hoặc hỏng: Tỏi tươi thường chắc tay, không bị mềm. Khi tỏi trở nên mềm, có thể bên trong đã bị mốc và chứa nấm mốc. Nấm mốc có thể lan từ nhánh tỏi mềm sang các nhánh khác, làm hỏng cả củ tỏi. Ảnh BepxuaTép tỏi tách rộng ra khỏi củ: Những củ tỏi có tép tách rộng, xé toạc luôn cả lớp vỏ lụa bao bọc bên ngoài luôn kích thích mắt nhìn của người mua, bởi người ta có thể nhìn thấy những tép tỏi căng mẩy, đồng thời cảm giác rất dễ bóc. Tuy nhiên nếu có ý định mua để lâu ngày, không nên chọn loại này. Chúng đã mất lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nên rất dễ bị nấm mốc, oxy hóa hoặc mọc mầm. Ảnh Internet Tỏi quá trắng: Theo các chuyên gia thực phẩm, chất lượng của tỏi quá trắng thường không tốt. Tỏi ngon có vỏ hơi tím, mùi vị thơm ngon hơn và tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi trắng. Ảnh Internet Tỏi có vết nứt rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và có thể lây nhiễm sang các nhánh tỏi lành, khiến cả củ tỏi bị hỏng. Ảnh minh họaTỏi có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên, những người sau đây nên hạn chế ăn tỏi: Người có bệnh về mắt, bệnh tả, người mắc bệnh về gan, suy thận, người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… Ảnh Internet Nên bảo quản tỏi ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nơi ẩm thấp để tỏi không bị hư, mốc. Nếu tỏi đã bóc vỏ, hãy cho vào hộp thủy tinh đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.Tỏi sau khi băm có thể bảo quản trong ngăn đông và có hộp đậy kín. Ảnh InternetXem video: Học cách nấu ăn trên Tiktok, nhiều người nhận kết đắng.
Tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà chúng còn được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, ung thư, viêm nhiễm, xương khớp,... Ăn tỏi giúp phòng tránh được cảm cúm, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, lọc độc tố trong máu, làm đẹp da,... Ảnh Internet
Việc chọn mua tỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và chất lượng món ăn. Khi đi chợ, cần quan sát kỹ và tránh những loại tỏi không nên mua dưới đây. Ảnh Sức khỏe và Đời sống
Tỏi bị mốc gây hại cho sức khỏe: Nấm mốc sinh ra các chất độc hại như aflatoxin - một loại chất có khả năng gây ung thư nếu tích tụ trong cơ thể. Việc tiêu thụ tỏi mốc hoặc hư hỏng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là đau bụng, buồn nôn, ngộ độc thực phẩm. Với hàm lượng đủ lớn, aflatoxin thậm chí có thể gây ngộ độc nặng và tử vong. Ảnh BHX
Tỏi mọc mầm hao hụt dinh dưỡng: Tuy không độc, nhưng chất dinh dưỡng trong tỏi đã bị hao hụt nhiều. Khi mầm phát triển, tỏi phải cung cấp nước và dinh dưỡng cho mầm, khiến củ tỏi dần khô đi. Điều này làm cho tỏi không còn độ giòn và hương vị tươi mới, một số củ tỏi mọc mầm còn có thể bị mốc bên trong, ăn vào dễ gây khó chịu cho cơ thể. Ảnh Tiêu dùng
Tỏi bị mềm có thể đã bị mốc hoặc hỏng: Tỏi tươi thường chắc tay, không bị mềm. Khi tỏi trở nên mềm, có thể bên trong đã bị mốc và chứa nấm mốc. Nấm mốc có thể lan từ nhánh tỏi mềm sang các nhánh khác, làm hỏng cả củ tỏi. Ảnh Bepxua
Tép tỏi tách rộng ra khỏi củ: Những củ tỏi có tép tách rộng, xé toạc luôn cả lớp vỏ lụa bao bọc bên ngoài luôn kích thích mắt nhìn của người mua, bởi người ta có thể nhìn thấy những tép tỏi căng mẩy, đồng thời cảm giác rất dễ bóc. Tuy nhiên nếu có ý định mua để lâu ngày, không nên chọn loại này. Chúng đã mất lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nên rất dễ bị nấm mốc, oxy hóa hoặc mọc mầm. Ảnh Internet
Tỏi quá trắng: Theo các chuyên gia thực phẩm, chất lượng của tỏi quá trắng thường không tốt. Tỏi ngon có vỏ hơi tím, mùi vị thơm ngon hơn và tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi trắng. Ảnh Internet
Tỏi có vết nứt rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và có thể lây nhiễm sang các nhánh tỏi lành, khiến cả củ tỏi bị hỏng. Ảnh minh họa
Tỏi có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên, những người sau đây nên hạn chế ăn tỏi: Người có bệnh về mắt, bệnh tả, người mắc bệnh về gan, suy thận, người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… Ảnh Internet
Nên bảo quản tỏi ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nơi ẩm thấp để tỏi không bị hư, mốc. Nếu tỏi đã bóc vỏ, hãy cho vào hộp thủy tinh đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.Tỏi sau khi băm có thể bảo quản trong ngăn đông và có hộp đậy kín. Ảnh Internet