Không uống cà phê khi đói bào mòn dạ dày
Cà phê là loại đồ uống tốt cho sức khỏe con người nếu uống hợp lý hoặc đúng giờ. Tuy nhiên, nếu bạn uống cà phê lúc đói có thể sẽ khiến bạn run rẩy, lo lắng, tăng nhịp tim hay bao gồm những thay đổi về tâm trạng, khó chịu, mất khả năng tập trung và sụt giảm năng lượng tích cực vài giờ sau đó.
Nếu bạn uống cà phê có tính axit, khi bạn uống cà phê lúc đói, axit sẽ làm hỏng lớp niêm mạc, gây ra chứng ợ nóng khó tiêu và các bệnh về dạ dày. Chính vì vậy, nếu như bạn cảm thấy đói, bạn hãy ăn nhẹ một chút gì đó trước khi uống cà phê và lấy lại hiệu suất làm việc của mình.
Không uống cà phê vào lúc sáng sớm
Nhiều người cho rằng uống cà phê vào sáng sớm là tốt nhất, nhưng trên thực tế nếu bạn uống cà phê vào thời điểm vừa thức giấc, có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học khiến bạn dễ bị mệt mỏi nhiều hơn. Việc uống cà phê quá sớm còn dễ gây cồn cào ruột gan, đói bụng viêm loét dạ dày tá tràng cho bạn.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Uniformed Services, Hoa Kỳ đã có kết luận dựa vào một cuộc nghiên cứu: nồng độ Cortisol sẽ đạt đỉnh điểm vào 8h – 9h giờ sáng. Khi bạn uống cà phê vào khung giờ này cơ thể sẽ đạt nồng độ hormone cao giúp cơ thể của bạn trở nên minh mẫn hoạt bát hơn trong công việc.
Không nên uống cà phê sau 3h chiều
Có rất nhiều nghiên cứu và kết quả thực tế chỉ ra rằng, tác động kích thích thần kinh từ cà phê kéo dài đến 6 giờ sau khi uống. Bởi nếu bạn muốn có giấc ngủ ngon lúc 9h -10h tối thì đừng nên dại dột uống cà phê sau 3 giờ chiều. Khi bạn Uống cà phê sai thời điểm là hoàn toàn không tốt với cơ thể. Chính vì vây, nếu như bạn chính là một người uống cà phê “thông thái” thì nên tránh những khung giờ uống cà phê gây hại sức khỏe.