10 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu sắt nghiêm trọng

Google News

Thiếu sắt là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao và suy giảm khả năng miễn dịch...

10 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu sắt nghiêm trọng

Hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người trên toàn cầu bị thiếu máu, ước tính 1/2 là do thiếu sắt đó mọi người. Lúc này cơ thể sẽ gặp các triệu chứng như: Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao và suy giảm khả năng miễn dịch nữa, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng vận động và năng suất của họ. Nhiều người còn không xuất hiện triệu chứng.

Tiến sĩ Subhaprakash Sanyal, trưởng khoa Huyết học & Cấy ghép tủy xương, Bệnh viện Fortis Mulund, đã liệt kê một số triệu chứng của thiếu sắt, thiếu máu bao gồm:

- Mệt mỏi hoặc suy nhược

- Da nhợt nhạt hoặc da vàng

- Khó thở

- Chóng mặt hoặc choáng váng

- Đau đầu Nhịp tim nhanh hoặc không đều

- Tức ngực

- Bàn chân và bàn tay lạnh

- Móng tay giòn, nứt, móng hình thìa

- Rụng tóc Khô miệng, nứt khóe miệng hoặc loét miệng

- Hội chứng Pica (thèm ăn những đồ vật không phải là thức ăn, như bụi bẩn, tinh bột, đất sét hoặc đá lạnh)

- Đau và sưng lưỡi

- Hội chứng chân không yên (cảm giác muốn rung chân khi bạn đang ở trên giường).

Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu sắt là đủ?

Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe tổng thể của mỗi người nữa nha. Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần nhiều sắt hơn người lớn vì cơ thể chúng đang phát triển rất nhanh.

Với những trẻ lớn hơn, trẻ em trai và trẻ em gái cần một lượng sắt như nhau (10 mg mỗi ngày ở trẻ từ 4 đến 8 tuổi và 8 mg mỗi ngày ở trẻ từ 9 đến 13 tuổi).

Với người trưởng thành, phụ nữ cần nhiều sắt hơn vì họ bị mất máu mỗi tháng trong mỗi lần chu kỳ. Đó là lý do tại sao phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày, trong khi nam giới ở độ tuổi tương tự có thể chỉ cần nạp vào cơ thể 8 mg thôi.

Thực phẩm giàu sắt

Gan – một thực phẩm giàu sắt

Phần thịt của các cơ quan trong cơ thể như gan, lòng, cổ, cánh và chân chính là nguồn cung cấp chất sắt heme tốt nhất. Không chỉ vậy, các loại thịt này còn bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin và các loại protein khác cho cơ thể.

Gan bò có lượng sắt cao rất đáng ngạc nhiên với hàm lượng 5mg mỗi miếng. Lượng sắt này chiếm khoảng ¼ nhu cầu khoáng chất hằng ngày của một người phụ nữ trưởng thành.

Gan lợn còn là một lựa chọn tuyệt vời hơn nữa vì nó có độ nạc nhẹ, đồng thời chứa hàm lượng sắt và vitamin C cao hơn gan bò. Dù là gan bò hay gan hlợn thì bạn cũng nên ăn ở mức vừa phải vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao.

Hàu

Không chỉ có vị tươi ngon, hàu còn chứa hàm lượng sắt đáng kinh ngạc. Những loài thân mềm với cấu tạo hai mảnh vỏ như sò, trai, hàu, mực chính là nguồn giàu các chất dinh dưỡng quan trọng (không chỉ chứa sắt mà còn chứa kẽm và vitamin B12).

Một con hàu cỡ vừa chứa từ 3–5mg chất sắt. Điều này có nghĩa là chỉ cần ăn nó bạn đã hấp thụ đủ nhu cầu chất sắt cần thiết của cả ngày! Hãy tự chế biến những món hàu tươi ngon để thực đơn mỗi ngày vừa đa dạng vừa giàu dinh dưỡng nhé!

Ngũ cốc

Thay vì loại ngũ cốc thông thường, bạn có thể chọn ăn loại ngũ cốc tăng cường để hấp thụ đủ lượng sắt cơ thể cần.

Khi mua ngũ cốc, bạn hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng để biết sản phẩm chứa bao nhiêu hàm lượng sắt có trong mỗi khẩu phần. Bạn nên dùng nhiều loại cung cấp từ 90–100% giá trị sắt thiết yếu được khuyến nghị hàng ngày cùng với các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác như chất xơ, kẽm, canxi và vitamin B.

Hạt mè cũng là thực phẩm giàu sắt

Hạt mè có vị thơm ngon, đồng thời là nguồn cung cấp khoáng chất sắt phong phú. Những loại hạt này chứa 20 mg sắt mỗi chén. Ngoài ra, nó còn chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như đồng, phốt pho, vitamin E và kẽm. Bạn có thể bổ sung bằng cách thêm chúng vào món salad. Với mỗi thìa hạt mè thêm vào đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ hấp thụ thêm hơn 1mg sắt vào nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.

Theo Vũ Ngọc/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)