Trúng số 4 tỷ, tôi chỉ cho em gái vợ 300 triệu, không cho anh ruột một đồng

Google News

Tôi bàn với vợ cho Trang - em gái vợ - 300 triệu để em góp mua nhà.

Tôi là nhân viên văn phòng bình thường, làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, còn vợ ở nhà nội trợ và kinh doanh online. Dù không giàu có, cuộc sống của chúng tôi luôn tràn đầy niềm vui.

Một ngày nọ, trên đường về nhà sau giờ làm, tôi đã mua một tấm vé số và không ngờ đã trúng giải độc đắc 4 tỷ. Bỗng có một khoản tiền khổng lồ rơi xuống, tôi vui mừng khôn xiết. Nhưng tôi không nói với vợ và người thân ngay mà bỗng nảy ra một ý tưởng, đó là thử phản ứng của mọi người, xem ai sẽ thật lòng thật dạ đối xử tốt với tôi lúc khó khăn.

Tôi nói với vợ rằng tôi cảm thấy không khỏe và cần đi khám bệnh. Vợ lo lắng và không nghi ngờ gì, khuyên tôi nên đi khám sớm để biết và nên nghỉ ngơi nhiều hơn.

Sau đó, tôi âm thầm gọi điện cho anh trai, nói với giọng yếu ớt:

- Anh ơi, em đang bị bệnh, bác sĩ bảo phải phẫu thuật. Em đang gặp khó khăn về kinh tế, anh có thể cho em vay một ít tiền được không?

Sau khi trúng số, tôi giả vờ bị ốm rồi gọi điện vay tiền anh trai để thử lòng. (Ảnh minh họa)

Im lặng một lúc, anh trai trả lời:

- Em à, anh cũng đang khó khăn, không thể giúp em được.

Lòng tôi nặng trĩu nhưng vẫn cố gắng tỏ ra lạc quan:

- Không sao đâu anh, em sẽ tìm cách khác.

Sau đó, tôi tiếp tục gọi điện cho một số người thân và bạn bè nhưng tất cả đều từ chối cho tôi vay tiền với những lý do khác nhau. Một số người thật sự gặp khó khăn về tài chính, trong khi những người khác chỉ tìm cách lảng tránh. Cảm giác nặng nề dần dâng lên trong lòng, khiến tôi tự hỏi liệu tình cảm gia đình và tình bạn có thể dễ dàng bị lung lay trước đồng tiền hay không.

Vợ cũng nhận thấy sự khác thường ở tôi, do tôi chỉ nói bị bệnh nhẹ nhưng mỗi khi trở về nhà lại tỏ ra trầm tư và thường xuyên ngồi một mình suy nghĩ. Vợ từng hỏi có phải tôi đang giấu giếm cô ấy chuyện gì không, nhưng tôi chỉ đáp rằng do áp lực công việc. Mặc dù vợ vẫn còn nghi ngờ nhưng cô ấy không truy hỏi thêm nữa.

Tôi không từ bỏ, quyết định đến tận nhà những người thân để tìm kiếm sự giúp đỡ. Mỗi lần đến thăm, tôi đều cảm nhận được sự ngại ngùng và tránh né từ phía họ.

Khi gần như đã tuyệt vọng, tôi chợt nhớ đến Trang - em gái vợ. Trang là một bà mẹ đơn thân, cuộc sống rất khó khăn, nhưng tôi tin em là người tốt bụng. Với một chút hy vọng, tôi gõ cửa nhà Trang. Thấy gương mặt xanh xao của tôi, em lập tức lo lắng hỏi han.

Thấy vẻ mặt xanh xao của tôi, em gái vợ lập tức hỏi han. (Ảnh minh họa)

Tôi kể cho em nghe về việc cần vay tiền, nhưng em im lặng, ánh mắt tràn đầy lo âu. Sau đó em lại lấy ra một cuốn sổ tiết kiệm cũ, nói rằng đó là toàn bộ số tiền em đã tích góp được trong những năm qua, dù không nhiều nhưng hy vọng có thể giúp đỡ tôi. Hành động này khiến tôi cảm thấy bối rối, không ngờ rằng người có hoàn cảnh khó khăn nhất lại là người sẵn sàng giúp đỡ mình.

Lúc đó, tôi cũng chợt nhận ra cách thử lòng người của anh có thể gây tổn thương cho những người thực sự quan tâm đến mình. Lòng tôi trào dâng cảm xúc khó tả, vừa cảm kích trước tấm lòng của Trang, vừa thất vọng về những người khác và tự trách bản thân.

Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định phải nói ra sự thật. Tôi thẳng thắn thừa nhận sai lầm và bày tỏ lòng biết ơn với Trang.

Khi vợ biết chuyện, cô ấy cũng ngạc nhiên lắm, trách tôi không nên làm như vậy. Đồng thời, vợ cũng khuyên tôi không nên quá chấp nhặt với những người xung quanh, bởi ai cũng có lúc mắc sai lầm.

Nghe vợ nói, lòng tôi mới dịu bớt. Sau đó, tôi bàn với vợ cho Trang 300 triệu để em góp mua nhà. Còn anh trai ruột và người khác thì không. Tôi nghĩ, mình may mắn như vậy thì cần “tán lộc” một chút nhưng chỉ nên trao cho những người đối đãi thật lòng với mình mà thôi.

HẠO PHI

Bình luận(0)