Sản phụ gặp sự cố nguy kịch trong phòng sinh, hành động của mẹ chồng khiến cả bệnh viện chết lặng

Google News

Sinh con là khoảnh khắc thiêng liêng, nhưng cũng là lúc "lòng dạ" con người được phơi bày rõ nhất.

Tiểu Vân (tên đã thay đổi), 32 tuổi, cuối cùng cũng mang thai sau 6 năm kết hôn. Trước đó, vợ chồng cô từng nhiều lần thất bại trong hành trình tìm kiếm thiên chức làm cha mẹ, nên lần này, cả gia đình vỡ òa trong hạnh phúc. Mẹ chồng cô dù đang ở tỉnh xa cũng lập tức thu xếp công việc, bắt chuyến xe đêm về chăm con dâu cho bằng được.

Trong suốt thai kỳ, Tiểu Vân được chồng yêu thương, chăm sóc tận tình. A Hạo – chồng cô gần như không bỏ sót buổi khám thai nào, luôn ở bên vợ những lúc cô mệt mỏi nhất. Anh từng nói: “Không có con, anh vẫn yêu em. Có con, anh chỉ càng biết ơn em hơn”.

Ấy vậy mà đến ngày dự sinh, một cú sốc đã khiến mọi hình ảnh tốt đẹp trong cô sụp đổ hoàn toàn.

Tiểu Vân nhập viện trong trạng thái mệt mỏi, cổ tử cung mở chậm, nước ối bắt đầu cạn. Bác sĩ khẩn trương báo với người nhà rằng cần mổ lấy thai càng sớm càng tốt để tránh rủi ro.

Tiểu Vân đau đớn khi cơn đau dồn dập hơn.

Khi mọi người còn đang hoang mang, mẹ chồng cô bất ngờ xô cửa phòng sinh lao vào. Không hỏi han, không an ủi, bà giáng ngay một cái tát vào mặt con dâu, mắng lớn trước mặt bác sĩ, y tá: “Đến đẻ cũng không biết đẻ, cô đúng là vô dụng!”.

Khoảnh khắc đó, cả phòng sinh chết lặng.

Và rồi, chuyện không ai ngờ tới xảy ra khi A Hạo, người con trai bà hết mực cưng chiều, bước đến và tát ngược lại mẹ mình một cái, lạnh lùng nói: “Cô ấy là vợ con!”.

Không khí khi ấy trở nên ngột ngạt đáng sợ. Mẹ chồng tức giận rời đi ngay sau đó. Còn Tiểu Vân được đưa đi mổ cấp cứu, ca phẫu thuật thành công, em bé chào đời khỏe mạnh.

Người mẹ chồng tức giận khi thấy con trai bênh vợ.

Nhưng niềm vui làm mẹ chưa kịp trọn vẹn, thì gia đình nhỏ của cô đã đứng bên bờ vực tan vỡ.

Từ sau ngày hôm đó, mẹ chồng không hề ghé qua thăm cháu. A Hạo dù bảo vệ vợ trong thời khắc quan trọng lại rơi vào trạng thái giằng xé nội tâm vì hành động đánh mẹ. Anh không chịu mở lời xin lỗi, cũng không chủ động tìm cách hàn gắn.

Tiểu Vân trở thành người kẹt ở giữa: một bên là người chồng cô thương yêu, một bên là người mẹ chồng dù khó tính nhưng cũng là bà nội của con cô. Cô cố gắng hòa giải, mong hai người dịu xuống, nhưng mọi nỗ lực chỉ như muối bỏ biển.

Chồng cô giữ im lặng. Mẹ chồng thì tự ái. Khoảng cách giữa hai người thân nhất dần kéo căng, khiến cả gia đình rơi vào thế đối đầu âm ỉ.

Có thể thấy, sinh con là giây phút sinh tử, là lúc người phụ nữ yếu đuối và dễ tổn thương nhất. Với con dâu, đó không chỉ là nỗi đau thể xác, mà còn là thử thách tinh thần. Và người mẹ chồng, nếu có mặt trong khoảnh khắc ấy, nên hiểu rằng: sự yêu thương chân thành sẽ được con dâu nhớ mãi, còn một ánh nhìn lạnh nhạt hay một câu nói thiếu tinh tế, có thể trở thành vết thương không bao giờ lành.

Vậy mẹ chồng nên làm gì khi đưa con dâu đi sinh?

1. Giữ bình tĩnh – Không tạo thêm áp lực cho con dâu

Chuyển dạ là giai đoạn cực kỳ căng thẳng. Lúc đó, điều con dâu cần không phải là câu nhắc “Cố gắng chịu đau đi” hay “Ngày xưa mẹ đẻ còn cực hơn”, mà là một ánh mắt dịu dàng, một cái nắm tay đầy cảm thông.

2. Tin tưởng bác sĩ – Không áp đặt kinh nghiệm cá nhân

Dù từng sinh nhiều con, mẹ chồng cũng không nên lấy kinh nghiệm cá nhân ra để phủ nhận chỉ định của bác sĩ. Việc ép sinh thường, phản đối sinh mổ hay can thiệp vô lý chỉ khiến con dâu thêm hoang mang.

3. Ở bên con dâu – nhưng không “quản lý cảm xúc” thay con

Nếu con dâu khóc vì đau, mẹ chồng đừng vội mắng. Nếu cô ấy muốn nắm tay chồng, đừng thấy tổn thương. Cô ấy đang trải qua giây phút “sinh tử”, và ai cũng có quyền yếu đuối.

4. Hỗ trợ hậu cần – nhưng không lấn lướt vai trò của mẹ ruột

Nếu cả mẹ đẻ và mẹ chồng cùng đưa sản phụ đi sinh, điều tuyệt vời nhất là hai bà mẹ đồng hành, không ganh đua, không phân vai. Đừng để “ai chăm hơn” trở thành cuộc thi trong phòng chờ sinh.

Xem thêm video sau đây:

00:0000:0000:00
00:00

Nguồn video: Sức khoẻ & Đời sống

THY DUNG

Bình luận(0)