UBND tỉnh Thanh Hóa đang cho trưng bày mô hình và phối cảnh công viên Văn hóa xứ Thanh tại Thư viện tỉnh (đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) để người dân tham quan và đưa ra ý kiến. Nếu được phê duyệt, công trình sẽ xây dựng trên diện tích hơn 500.000 m2.Theo mô hình trưng bày, công viên sẽ có 2 phương án xây dựng. Phương án thứ một, công viên sẽ có các hạng mục chính: Khu đền thờ trăm họ, tháp vọng cảnh, đại đình làng Việt, khu dịch vụ tập trung, bảo tàng tổng hợp tỉnh mang hình dáng trống đồng, trung tâm triển lãm, mô hình tái hiện quá trình xây dựng thành nhà Hồ và một số công trình phụ trợ độc đáo khác. Phương án này có tổng mức đầu tư khoảng 2.360 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách 713 tỷ đồng, ngoài ngân sách 1.648 tỷ đồng).Nằm ở trung tâm công viên là công trình Tháp vọng cảnh (tháp vương vị), thờ các vị vua có nguồn gốc phát tích ở Thanh Hóa. Tháp cao 33 tầng (106 m, chưa kể bông sen bằng pha lê ở đỉnh tháp), tổng diện tích sàn 15.000 m2, có sức chứa 3.000 – 5.000 người cùng lúc. Giao thông trong tháp là thang máy siêu tốc. Theo thuyết minh, kiến trúc tháp là biểu tượng truyền tải khát vọng của con người đến với trời xanh.Một công trình lớn trong khuôn viên là Khu đền thờ trăm họ (rộng 5.000 m2): Thờ 183 dòng họ Việt Nam (Bách gia tự). Theo bản thuyết minh, khu đền trăm họ này sẽ không giống những ngôi đền chùa Việt khác, vốn được bố cục phổ biến với hình chữ “Công”, chữ “Đinh” hay nội công ngoại quốc… Đền thờ trăm họ ở đây sẽ được bố cục hình ngôi sao năm cánh “là quốc hồn, quốc thể của người Việt”. Mỗi cánh sao là một điện thờ theo trục thần đạo (trục chính), lần lượt có cổng tam quan, thiên điện, minh đường nội và đại điện. Hai bên tả hữu có tả điện, hữu điện, lầu chuông, lầu trống…Khu đại đình làng Việt rộng 2.100 m2, sân rộng 5.000 m2, có cấu trúc một ngôi đình cổ dạng cây đa, bến nước, sân đình. Đại đình là ngôi đình lớn đại diện cho thiết chế làng xã của 27 huyện ở Thanh Hoá. Kiến trúc đình được mô phỏng theo đình Gia Miêu. Đình thờ 27 vị thành hoàng của Thanh Hoá, cũng là nơi trình chiếu 3D giới thiệu hình ảnh văn hoá xứ Thanh, tổ chức hội họp, khánh tiết và sinh hoạt cộng đồng khác.Bảo tàng tổng hợp sẽ ấn tượng với hình dáng trống đồng Đông Sơn.Trung tâm hội chợ triển lãm.Ở phương án thứ hai, ngoài các hạng mục trên, có thêm quảng trường và khu nhà điển hình các dân tộc thiểu số. Quảng trường rộng 2,75 ha (tương đương với quảng trường Ba Đình Hà Nội hiện nay). Phương án này cũng có tổng mức đầu tư khoảng 2.520 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 780 tỷ đồng, còn lại 1.740 tỷ đồng là ngân sách xã hội hóa.Công viên nghìn tỷ này dự kiến xây dựng ở khu đất ở phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Theo dự kiến của chủ đầu tư, chi phí hoạt động mỗi năm cho khu công viên văn hoá này rơi vào khoảng 375 tỷ đồng và sẽ thu được 540 tỷ đồng từ tiền bán vé dịch vụ tham quan và các nguồn thu khác.Việc trưng bày mô hình, lấy ý kiến nhân dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Công viên văn hóa xứ Thanh sẽ diễn ra đến ngày 25/2. Tỉnh Thanh Hoá đang kêu gọi các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế uy tín có kinh nghiệm vào đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả công trình này.
UBND tỉnh Thanh Hóa đang cho trưng bày mô hình và phối cảnh công viên Văn hóa xứ Thanh tại Thư viện tỉnh (đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) để người dân tham quan và đưa ra ý kiến. Nếu được phê duyệt, công trình sẽ xây dựng trên diện tích hơn 500.000 m2.
Theo mô hình trưng bày, công viên sẽ có 2 phương án xây dựng. Phương án thứ một, công viên sẽ có các hạng mục chính: Khu đền thờ trăm họ, tháp vọng cảnh, đại đình làng Việt, khu dịch vụ tập trung, bảo tàng tổng hợp tỉnh mang hình dáng trống đồng, trung tâm triển lãm, mô hình tái hiện quá trình xây dựng thành nhà Hồ và một số công trình phụ trợ độc đáo khác. Phương án này có tổng mức đầu tư khoảng 2.360 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách 713 tỷ đồng, ngoài ngân sách 1.648 tỷ đồng).
Nằm ở trung tâm công viên là công trình Tháp vọng cảnh (tháp vương vị), thờ các vị vua có nguồn gốc phát tích ở Thanh Hóa. Tháp cao 33 tầng (106 m, chưa kể bông sen bằng pha lê ở đỉnh tháp), tổng diện tích sàn 15.000 m2, có sức chứa 3.000 – 5.000 người cùng lúc. Giao thông trong tháp là thang máy siêu tốc. Theo thuyết minh, kiến trúc tháp là biểu tượng truyền tải khát vọng của con người đến với trời xanh.
Một công trình lớn trong khuôn viên là Khu đền thờ trăm họ (rộng 5.000 m2): Thờ 183 dòng họ Việt Nam (Bách gia tự). Theo bản thuyết minh, khu đền trăm họ này sẽ không giống những ngôi đền chùa Việt khác, vốn được bố cục phổ biến với hình chữ “Công”, chữ “Đinh” hay nội công ngoại quốc… Đền thờ trăm họ ở đây sẽ được bố cục hình ngôi sao năm cánh “là quốc hồn, quốc thể của người Việt”. Mỗi cánh sao là một điện thờ theo trục thần đạo (trục chính), lần lượt có cổng tam quan, thiên điện, minh đường nội và đại điện. Hai bên tả hữu có tả điện, hữu điện, lầu chuông, lầu trống…
Khu đại đình làng Việt rộng 2.100 m2, sân rộng 5.000 m2, có cấu trúc một ngôi đình cổ dạng cây đa, bến nước, sân đình. Đại đình là ngôi đình lớn đại diện cho thiết chế làng xã của 27 huyện ở Thanh Hoá. Kiến trúc đình được mô phỏng theo đình Gia Miêu. Đình thờ 27 vị thành hoàng của Thanh Hoá, cũng là nơi trình chiếu 3D giới thiệu hình ảnh văn hoá xứ Thanh, tổ chức hội họp, khánh tiết và sinh hoạt cộng đồng khác.
Bảo tàng tổng hợp sẽ ấn tượng với hình dáng trống đồng Đông Sơn.
Trung tâm hội chợ triển lãm.
Ở phương án thứ hai, ngoài các hạng mục trên, có thêm quảng trường và khu nhà điển hình các dân tộc thiểu số. Quảng trường rộng 2,75 ha (tương đương với quảng trường Ba Đình Hà Nội hiện nay). Phương án này cũng có tổng mức đầu tư khoảng 2.520 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 780 tỷ đồng, còn lại 1.740 tỷ đồng là ngân sách xã hội hóa.
Công viên nghìn tỷ này dự kiến xây dựng ở khu đất ở phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Theo dự kiến của chủ đầu tư, chi phí hoạt động mỗi năm cho khu công viên văn hoá này rơi vào khoảng 375 tỷ đồng và sẽ thu được 540 tỷ đồng từ tiền bán vé dịch vụ tham quan và các nguồn thu khác.
Việc trưng bày mô hình, lấy ý kiến nhân dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Công viên văn hóa xứ Thanh sẽ diễn ra đến ngày 25/2. Tỉnh Thanh Hoá đang kêu gọi các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế uy tín có kinh nghiệm vào đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả công trình này.