Nhiều năm nay cây cầu phao ở xóm Bái Mu (xã Kim Truy, Kim Bôi, Hòa Bình) có chiều dài khoảng 150m, rộng 1,2m vẫn là con đường giúp người dân nơi đây vượt qua sông để sang phía bờ bên kia giao lưu, buôn bán... Cầu phao được làm chủ yếu bằng những cây tre, ghép và được buộc bởi những dây cao su... ... dây thép nhỏ. Để giúp cho cầu nổi lên người dân nơi đây đã sử dụng 37 chiếc thùng phi sắt, chia đều ra và ghép vào giữa các phần của cây cầu. Tuy nhiên, 4, 5 năm trở lại đây cây cầu đã bị xuống cấp một cách trầm trọng. Nhiều thanh gỗ, tre trên bề mặt và phía dưới của cây cầu đã bị gãy 3, gãy 4... ... thậm chí có đoạn cây tre còn bị vỡ toạc ra làm 3, 4 miếng nhỏ.Thế nhưng, hàng trăm người dân trong thôn Bái Mu vẫn bất chấp mọi sự nguy hiểm... ... liều mình vượt qua sông để sang phía bên kia bờ xóm Nam Hạ (Kim Bôi Hòa Bình).Ngay cả trẻ em nơi đây cũng cùng nhau đi trên cây cầu nguy hiểm để sang phía bên kia bờ.Được biết, cây cầu này là do ông Bùi Văn Bi; ông Bùi Văn Xẹng; ông Bùi Văn Nhi và ông Bùi Văn Việt (xóm Bái Mu) đã cùng nhau góp chung vốn để dựng lên cây cầu. Mỗi lần người dân trong thôn muốn đi qua cầu sẽ phải trả phí (xe đạp 2 nghìn đồng/cả đi, cả về; xe máy 5 nghìn đồng/lượt cả đi cả về. Còn đi bộ là 1 nghìn (nếu quen biết có thể xin được ). Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Bùi Văn Khoa (Trưởng thôn) cho biết: "Cây cầu phao được dựng năm 2004, bởi 4 hộ trong thôn. Mỗi lần người dân đi qua sẽ phải trả phí. Ngoài cây cầu này bà con còn 1 con đường khác để sang được phía bên kia bờ đó là cây cầu cứng Nam Thượng - Cuối Hạ. Tuy nhiên, nếu đi qua cầu cứng thì mất khoảng 5, 6 cây số còn qua cầu phao chỉ mất 2 cây. Vì thế, nhiều bà con vẫn lựa chọn đi qua cầu phao để đi cho đỡ mất thời gian". Được biết, trước đây đã có nhiều trường hợp người dân xóm Bái Mu đi qua cây cầu phao bị ngã xuống sông Bôi, thiệt hại phần lớn là tài sản. Thương tâm nhất đó là trường hợp của 1 bé gái trong thôn, bị xảy chân ngã xuống sông và chết đuối cách đây 7 năm.
Nhiều năm nay cây cầu phao ở xóm Bái Mu (xã Kim Truy, Kim Bôi, Hòa Bình) có chiều dài khoảng 150m, rộng 1,2m vẫn là con đường giúp người dân nơi đây vượt qua sông để sang phía bờ bên kia giao lưu, buôn bán...
Cầu phao được làm chủ yếu bằng những cây tre, ghép và được buộc bởi những dây cao su...
... dây thép nhỏ.
Để giúp cho cầu nổi lên người dân nơi đây đã sử dụng 37 chiếc thùng phi sắt, chia đều ra và ghép vào giữa các phần của cây cầu.
Tuy nhiên, 4, 5 năm trở lại đây cây cầu đã bị xuống cấp một cách trầm trọng. Nhiều thanh gỗ, tre trên bề mặt và phía dưới của cây cầu đã bị gãy 3, gãy 4...
... thậm chí có đoạn cây tre còn bị vỡ toạc ra làm 3, 4 miếng nhỏ.
Thế nhưng, hàng trăm người dân trong thôn Bái Mu vẫn bất chấp mọi sự nguy hiểm...
... liều mình vượt qua sông để sang phía bên kia bờ xóm Nam Hạ (Kim Bôi Hòa Bình).
Ngay cả trẻ em nơi đây cũng cùng nhau đi trên cây cầu nguy hiểm để sang phía bên kia bờ.
Được biết, cây cầu này là do ông Bùi Văn Bi; ông Bùi Văn Xẹng; ông Bùi Văn Nhi và ông Bùi Văn Việt (xóm Bái Mu) đã cùng nhau góp chung vốn để dựng lên cây cầu. Mỗi lần người dân trong thôn muốn đi qua cầu sẽ phải trả phí (xe đạp 2 nghìn đồng/cả đi, cả về; xe máy 5 nghìn đồng/lượt cả đi cả về. Còn đi bộ là 1 nghìn (nếu quen biết có thể xin được ).
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Bùi Văn Khoa (Trưởng thôn) cho biết: "Cây cầu phao được dựng năm 2004, bởi 4 hộ trong thôn. Mỗi lần người dân đi qua sẽ phải trả phí. Ngoài cây cầu này bà con còn 1 con đường khác để sang được phía bên kia bờ đó là cây cầu cứng Nam Thượng - Cuối Hạ. Tuy nhiên, nếu đi qua cầu cứng thì mất khoảng 5, 6 cây số còn qua cầu phao chỉ mất 2 cây. Vì thế, nhiều bà con vẫn lựa chọn đi qua cầu phao để đi cho đỡ mất thời gian".
Được biết, trước đây đã có nhiều trường hợp người dân xóm Bái Mu đi qua cây cầu phao bị ngã xuống sông Bôi, thiệt hại phần lớn là tài sản. Thương tâm nhất đó là trường hợp của 1 bé gái trong thôn, bị xảy chân ngã xuống sông và chết đuối cách đây 7 năm.