Nguy cơ mắc tiểu đường do uống cà phê phụ thuộc vào lượng tiêu thụ mỗi ngày và đặc tính di truyền của cơ thể. Ảnh minh họa.
Để đưa ra công bố trên, các nhà khoa học người Italy tiến hành theo dõi 1.180 đối tượng cao huyết áp trong độ tuổi từ 18 – 45. Khoảng 87% những đối tượng này uống từ 1 – 3 tách cà phê và 13% uống với mức nhiều hơn.
Nghiên cứu nhận thấy, 42% những người tham gia công trình nghiên cứu có tín hiệu chuyển hóa caffein nhanh trong khi 58% chuyển hóa tương đối chậm.
Duy trì theo dõi suốt 6 năm, các nhà khoa học ghi nhận có 24% đối tượng tham gia nghiên cứu mắc tiểu đường.
Trong khi đó, cà phê được xem là nguyên nhân làm tăng 34% nguy cơ phát triển tiểu đường. Đặc biệt, với người “nghiện” cà phê thì nguy cơ này tăng vọt lên mức 50%.
Tuy vậy, nguy cơ tiền tiểu đường chỉ được ghi nhận ở những người có mức chuyển hóa caffein chậm.
Nói về kết quả nghiên cứu trên, tiến sĩ Lucio Mos đến từ Bệnh viện Tim mạch San Daniele (Italy) cho biết: "Lối sống có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ tuổi. Trước đây, chúng tôi từng ghi nhận cà phê là một trong những yếu tố gây tăng huyết áp. Nguy cơ này cũng phụ thuộc vào tính di truyền của từng cá nhân. Những người chuyển hóa caffein chậm thường có nguy cơ tăng huyết áp cao.
Đặc biệt, mối nguy tiểu đường sẽ cao hơn nhiều ở đối tượng thừa cân, béo phì, nghiện rượu và thường xuyên uống cà phê”.
Dù vậy, các nhà khoa học cho rằng cần nghiên cứu chi tiết hơn về mối liên hệ giữa hai yếu tố này.
Nguy cơ mắc tiểu đường do uống cà phê phụ thuộc vào lượng tiêu thụ mỗi ngày và đặc tính di truyền của cơ thể. Ảnh minh họa.
Để đưa ra công bố trên, các nhà khoa học người Italy tiến hành theo dõi 1.180 đối tượng cao huyết áp trong độ tuổi từ 18 – 45. Khoảng 87% những đối tượng này uống từ 1 – 3 tách cà phê và 13% uống với mức nhiều hơn.
Nghiên cứu nhận thấy, 42% những người tham gia công trình nghiên cứu có tín hiệu chuyển hóa caffein nhanh trong khi 58% chuyển hóa tương đối chậm.
Duy trì theo dõi suốt 6 năm, các nhà khoa học ghi nhận có 24% đối tượng tham gia nghiên cứu mắc tiểu đường.
Trong khi đó, cà phê được xem là nguyên nhân làm tăng 34% nguy cơ phát triển tiểu đường. Đặc biệt, với người “nghiện” cà phê thì nguy cơ này tăng vọt lên mức 50%.
Tuy vậy, nguy cơ tiền tiểu đường chỉ được ghi nhận ở những người có mức chuyển hóa caffein chậm.
Nói về kết quả nghiên cứu trên, tiến sĩ Lucio Mos đến từ Bệnh viện Tim mạch San Daniele (Italy) cho biết: "Lối sống có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ tuổi. Trước đây, chúng tôi từng ghi nhận cà phê là một trong những yếu tố gây tăng huyết áp. Nguy cơ này cũng phụ thuộc vào tính di truyền của từng cá nhân. Những người chuyển hóa caffein chậm thường có nguy cơ tăng huyết áp cao.
Đặc biệt, mối nguy tiểu đường sẽ cao hơn nhiều ở đối tượng thừa cân, béo phì, nghiện
rượu và thường xuyên uống cà phê”.
Dù vậy, các nhà khoa học cho rằng cần nghiên cứu chi tiết hơn về mối liên hệ giữa hai yếu tố này.