|
Trà gừng thêm mật ong trị ho dàm do lạnh... |
Trà vối: Cây vối nhà vối rừng đều có vị cay đắng tính ấm. Tác dụng trị đầy bụng, khó tiêu, viêm đại tràng mạn tính, lỵ. Dùng lá vối hoặc nụ tươi hoặc khô, ủ chín lá phơi khô làm trà uống quanh năm. Ngày 40 - 50g nấu hoặc pha uống như trà.
Trà gừng: Vị cay tính ấm, có tác dụng trị đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, ho đàm do lạnh. Cách đơn giản nhất dùng gừng tươi 12 - 14g thái lát mỏng cho thêm 1 thìa mật ong pha nước sôi uống, hoặc gừng phơi khô tán nhỏ mỗi lần dùng 10 - 12g pha uống, hoặc gừng tươi 12g thái lát và chè xanh 1 nắm vò hãm nước sôi uống ngừa bệnh mùa đông.
Trà linh chi: Nấm linh chi có nhiều loài, nhiều nơi trồng, nói chung đều có vị đắng tính bình. Tác dụng chữa suy nhược, mỡ máu, tim mạch huyết áp, chức năng gan thận kém... Linh chi thái lát hoặc tán bột, ngày 20 - 30g sắc hoặc hãm nước uống như trà. Có thể cho thêm táo tầu liều bằng nhau, tăng mùi vị thơm ngon bổ dưỡng.
Trà cây mâm xôi: Giúp kích thích tiêu hóa, phòng ngừa cảm lạnh cảm cúm, viêm họng... Người dân thường đến ngày 5/5 âm lịch giữa trưa đi hái cành lá phơi khô uống cả năm. Ngày 40 - 50g nấu nước hoặc pha uống trà, có nơi phối hợp lá vối, lá hoắc hương, uống cho thơm, tăng tác dụng chữa tiêu hóa ngoại cảm... Quả chín bổ thận tỳ, ích tinh tủy...
Trà khổ qua: Khổ qua nhà, rừng đều có vị đắng tính mát, tác dụng thanh nhiệt, mát gan, chữa tiểu đường, mụn nhọt, táo bón, sỏi gan mật... Dùng quả, hoa, rễ cây khổ qua nhà hoặc rừng thái lát phơi khô. Ngày 20 - 30g sắc hãm nước sôi uống như trà.
Trà cỏ ngọt (còn gọi cỏ mật, cỏ đường...): Có vị rất ngọt, tính mát. Hay dùng cho người bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp... Cách dùng toàn cây phơi khô nấu uống hoặc phối hợp các vị thuốc khác như trà bắc, thảo quyết minh, cẩu kỷ, đảng sâm, hoa nhài, hoa cúc, hoa hòe, nụ vối... (dạng trà cung đình) hỗ trợ điều trị chứng huyết áp, tim mạch, tăng cường sức đề kháng, giảm cholestorol. Bổ khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, đẹp da, bớt mụn.