“Dầu cống” hiểu đơn giản loại dầu ăn được lấy từ cống rãnh, nó còn được biết đến với thuật ngữ Gutter Oil. Để đưa những thứ bầy nhầy, rác thải vớt lên từ ống cống quay trở lại bàn ăn, những người tham gia tái chế chỉ thực hiện vài thao tác đơn giản.
Do từng chiên nấu nhiều lần cộng thêm việc tái chế ở nhiệt độ cao nên thành phần trong dầu bị biến đổi, phân hủy thành các chất gây hại sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc ung thư, béo phì, tim mạch…Dù vậy, bất chấp sự an nguy của người tiêu dùng cùng nhiều lệnh cấm, hàng tấn dầu bẩn ngày ngày vẫn hiện hữu trên thị trường. Thậm chí, nó nhiều tới mức người ta ước tính cứ 10 bữa ăn của người dân Trung Quốc thì có 1 bữa dùng dầu ăn phế thải. Gần đây nhất, cảnh sát Đài Loan phát hiện 243 tấn dầu ăn được tái chế từ rác thải, vật liệu nhiễm độc do nhà máy không phép tại Bình Đông sản xuất và bán cho tập đoàn Chang Guann. Tập đoàn này tiếp tục chế biến chúng thành 780 tấn dầu ăn phân phối cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm, trong đó có những thương hiệu hàng đầu Đài Loan. Đáng lưu ý, khoảng 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nhập sản phẩm làm từ loại dầu ăn bẩn này, trong đó có Việt Nam.Đây không vụ bê bối duy nhất liên quan đến dầu bẩn. Lần đầu tiên người ta phát hiện ra loại dầu cống kinh dị này là năm 1985 tại Đài Loan. Ở đây, cơ quan chức năng đã tóm gọn 22 đối tượng tham gia tái chế dầu hơn 10 năm trong một trụ sở tại Đài Bắc. Mức án cao nhất đưa ra cho những kẻ hám lợi không lương tâm chỉ 7 năm tù.
Tiếp đó, năm 2000 người dân Trung Quốc lại được phen tá hỏa khi các cơ quan truyền thông đưa tin một cơ sở chuyên tái chế, phân phối dầu ăn cống rãnh cho hệ thống các quán ăn vỉa hè, đường phố rộng khắp Bắc Kinh.Bê bối dầu cống chưa kịp dịu xuống, năm 2011 cơ quan thông tấn Trung Quốc lại tiết lộ một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc được tái chế từ dầu ăn đã qua chiên xào nhiều lần. Cụ thể, ngoài nước cống, người ta còn tận dụng phần dầu thu thập từ nhà hàng từng chiên qua chiên lại nhiều lần, thịt, mỡ thừa từ các lò mổ để sản xuất loại dầu kém chất lượng. Để dầu có màu sáng bắt mắt, tất cả các nguyên liệu bèo nhèo được trộn cùng với nhau, tẩy màu, lọc và tinh chế. Theo Chinadaily và Beijing Times, những nhà sản xuất dầu bẩn nói trên thú nhận mỗi ngày cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng.Tháng 4 năm 2013, một tòa án Trung Quốc tiếp tục bắt và tuyên án 3 – 5 năm tù với sáu người liên quan đến phi vụ làm ăn từ dầu cống. Cụ thể, họ tiến hành tái chế và đưa ra thị trường khoảng 1.000 tấn dầu bẩn mang lại lợi nhuận khoảng 1 triệu USD. Điều đáng tiếc, theo Wang Ruiyuan, Phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc cho biết, hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.
“Dầu cống” hiểu đơn giản loại dầu ăn được lấy từ cống rãnh, nó còn được biết đến với thuật ngữ Gutter Oil. Để đưa những thứ bầy nhầy, rác thải vớt lên từ ống cống quay trở lại bàn ăn, những người tham gia tái chế chỉ thực hiện vài thao tác đơn giản.
Do từng chiên nấu nhiều lần cộng thêm việc tái chế ở nhiệt độ cao nên thành phần trong dầu bị biến đổi, phân hủy thành các chất gây hại sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc ung thư, béo phì, tim mạch…
Dù vậy, bất chấp sự an nguy của người tiêu dùng cùng nhiều lệnh cấm, hàng tấn dầu bẩn ngày ngày vẫn hiện hữu trên thị trường. Thậm chí, nó nhiều tới mức người ta ước tính cứ 10 bữa ăn của người dân Trung Quốc thì có 1 bữa dùng dầu ăn phế thải.
Gần đây nhất, cảnh sát Đài Loan phát hiện 243 tấn dầu ăn được tái chế từ rác thải, vật liệu nhiễm độc do nhà máy không phép tại Bình Đông sản xuất và bán cho tập đoàn Chang Guann. Tập đoàn này tiếp tục chế biến chúng thành 780 tấn dầu ăn phân phối cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm, trong đó có những thương hiệu hàng đầu Đài Loan. Đáng lưu ý, khoảng 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nhập sản phẩm làm từ loại dầu ăn bẩn này, trong đó có Việt Nam.
Đây không vụ bê bối duy nhất liên quan đến dầu bẩn. Lần đầu tiên người ta phát hiện ra loại dầu cống kinh dị này là năm 1985 tại Đài Loan. Ở đây, cơ quan chức năng đã tóm gọn 22 đối tượng tham gia tái chế dầu hơn 10 năm trong một trụ sở tại Đài Bắc. Mức án cao nhất đưa ra cho những kẻ hám lợi không lương tâm chỉ 7 năm tù.
Tiếp đó, năm 2000 người dân Trung Quốc lại được phen tá hỏa khi các cơ quan truyền thông đưa tin một cơ sở chuyên tái chế, phân phối dầu ăn cống rãnh cho hệ thống các quán ăn vỉa hè, đường phố rộng khắp Bắc Kinh.
Bê bối dầu cống chưa kịp dịu xuống, năm 2011 cơ quan thông tấn Trung Quốc lại tiết lộ một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc được tái chế từ dầu ăn đã qua chiên xào nhiều lần. Cụ thể, ngoài nước cống, người ta còn tận dụng phần dầu thu thập từ nhà hàng từng chiên qua chiên lại nhiều lần, thịt, mỡ thừa từ các lò mổ để sản xuất loại dầu kém chất lượng.
Để dầu có màu sáng bắt mắt, tất cả các nguyên liệu bèo nhèo được trộn cùng với nhau, tẩy màu, lọc và tinh chế. Theo Chinadaily và Beijing Times, những nhà sản xuất dầu bẩn nói trên thú nhận mỗi ngày cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng.
Tháng 4 năm 2013, một tòa án Trung Quốc tiếp tục bắt và tuyên án 3 – 5 năm tù với sáu người liên quan đến phi vụ làm ăn từ dầu cống. Cụ thể, họ tiến hành tái chế và đưa ra thị trường khoảng 1.000 tấn dầu bẩn mang lại lợi nhuận khoảng 1 triệu USD.
Điều đáng tiếc, theo Wang Ruiyuan, Phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc cho biết, hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.