Theo y học cổ truyền, đu đủ có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, nhuận tràng, thanh nhiệt, lợi thấp. Chữa bụng đầy chậm tiêu, táo bón, phong thấp nhức mỏi, chống oxy hoá... Sau đây là một số món ăn, bài thuốc có đu đủ được đúc rút từ kinh nghiệm dân gian.
* Trị giun kim: Ăn 100 - 150g đu đủ chín vào sáng sớm bụng đói mỗi đợt dùng 5 - 7 ngày.
* Chữa mụn trứng cá, da mặt đen khô, nám: Đu đủ chín đánh nhuyễn làm mặt nạ đắp lên da mặt tuần 1 - 2 lần.
* Chữa khớp đang bị sưng đau: Dùng đu đủ chín bó vào nơi khớp đau ngày 1 - 2 lần.
* Chữa ho viêm họng khàn tiếng: Hoa đu đủ đực 20 - 30g chưng cách thủy cho ít mật ong uống ngày vài lần.
* Chữa sỏi mật, sỏi thận: Đu đủ gần chín để cả quả luộc thật chín bỏ hạt ăn phần thịt cho thêm ít muối lấy thìa xúc ăn ngày 2 lần. Hoặc dùng hoa đu đủ đực tươi 300g (khô 150g sao vàng hạ thổ) sắc uống, cách sắc 4 chén nước còn 1 chén uống trong ngày, 5 - 7 ngày uống một lần.
* Chữa rắn cắn: Rễ đu đủ từ 20 - 30g rửa sạch nhai nuốt nước lấy bã đắp.
Lưu ý: Ăn đu đủ chín nhiều ngày có thể lòng bàn tay chân hơi vàng, do một loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm chưa đào thải hết gây vàng da khi không dùng hiện tượng vàng da tự hết. Đu đủ xanh có tác dụng tiêu mạnh, ăn lúc đói hay bị xót ruột. Phụ nữ mới có thai không nên ăn nhiều đu đủ xanh.