Rau bina (cải bó xôi): Các thực phẩm giàu sắt giúp tăng năng lượng và cơ thể luôn cảm thấy khoẻ khoắn. Sắt giúp duy trì cơ chết sản xuất hemoglobin trong các tế bào hồng cầu đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Trung bình cứ 3 chén rau bina có thể chứa tới 18mg sắt. Một chén rau bina hàng ngày là đủ cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, rau bina còn chứa lượng lớn canxi và vitamin A. Ảnh: Boldsky.Bông cải xanh: Thực phẩm chứa sắt còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin K, magie và vitamin C. Những khoáng chất đi kèm này cũng có tác dụng kích thích sự hấp thu sắt trong cơ thể. Ảnh: Boldsky.Đậu lăng: Một chén đậu lăng có thể chứa nhiều sắt hơn 30gram thịt bò. Bên cạnh đó, đậu lăng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, kali và protein dồi dào. Ảnh: Boldsky.Cải xoăn Kale: Ba chén rau cải kale có chứa 3,6 mg sắt. Hãy thêm rau cải kale trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để có được một lượng chất sắt dồi dào. Ảnh: Boldsky.Cải thìa (cải chíp): Loại cải ngon này là một nguồn cung cấp nhiều vitamin A cũng như sắt. Một chén cải thìa được biết có chứa khoảng 1,8 mg sắt. Ảnh: Boldsky.Khoai tây nướng: Khoai tây nướng cũng là món ăn chứa lượng sắt dồi dào cho cơ thể. Một củ khoai tây nướng nguyên vỏ cỡ lớn cũng chứa hơn 3 mg sắt. Ảnh: Boldsky.Hạt mè: Một thìa hạt mè có chứa đến 1,3mg sắt. Bạn có thể thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống bằng cách sử dụng dầu mè trong món salad. Ảnh: Boldsky.Hạt điều: Ngoài protein, hạt điều cũng chứa lượng sắt dồi dào. 1/4 chén hạt điều chứa khoảng 2gram sắt. Ảnh: Boldsky.Đỗ xanh: Trung bình mỗi cốc đỗ xanh có chứa đến 4,7mg sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp đỗ xanh với các loại rau và thực phẩm khác để bổ sung khoáng chất cần thiết này cho cơ thể. Ảnh: Boldsky.Đậu nành: Mỗi chén đậu nành nấu chín có chứa từ 8-9mg sắt. Đậu nành cũng chứa nguồn chất đạm lớn và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Ảnh: Boldsky.Socola đen: Đây là một trong những thực phẩm bổ máu cho cơ thể. Cứ khoảng 28 gram socola thì có chứa đến 2-3mg sắt, nhiều hơn cả thịt bò. Ảnh: Boldsky.Đậu phụ: Nửa chén đậu hũ có thể chứa tới khoảng 3 mg sắt. Đây là một trong những thực phẩm giàu chất sắt chủ yếu cho người ăn chay. Ảnh: Boldsky.Quả chà là: Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Đặc biệt, chà là còn được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Do đó, chúng ta có thể ăn chà là như một món ăn hàng ngày để tăng sản xuất hồng cầu. Ảnh: Boldsky.Táo: Đây là nguồn cung cấp phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Ảnh: Boldsky.Củ dền đỏ: Hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao. Ảnh: Boldsky.
Rau bina (cải bó xôi): Các thực phẩm giàu sắt giúp tăng năng lượng và cơ thể luôn cảm thấy khoẻ khoắn. Sắt giúp duy trì cơ chết sản xuất hemoglobin trong các tế bào hồng cầu đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Trung bình cứ 3 chén rau bina có thể chứa tới 18mg sắt. Một chén rau bina hàng ngày là đủ cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, rau bina còn chứa lượng lớn canxi và vitamin A. Ảnh: Boldsky.
Bông cải xanh: Thực phẩm chứa sắt còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin K, magie và vitamin C. Những khoáng chất đi kèm này cũng có tác dụng kích thích sự hấp thu sắt trong cơ thể. Ảnh: Boldsky.
Đậu lăng: Một chén đậu lăng có thể chứa nhiều sắt hơn 30gram thịt bò. Bên cạnh đó, đậu lăng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, kali và protein dồi dào. Ảnh: Boldsky.
Cải xoăn Kale: Ba chén rau cải kale có chứa 3,6 mg sắt. Hãy thêm rau cải kale trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để có được một lượng chất sắt dồi dào. Ảnh: Boldsky.
Cải thìa (cải chíp): Loại cải ngon này là một nguồn cung cấp nhiều vitamin A cũng như sắt. Một chén cải thìa được biết có chứa khoảng 1,8 mg sắt. Ảnh: Boldsky.
Khoai tây nướng: Khoai tây nướng cũng là món ăn chứa lượng sắt dồi dào cho cơ thể. Một củ khoai tây nướng nguyên vỏ cỡ lớn cũng chứa hơn 3 mg sắt. Ảnh: Boldsky.
Hạt mè: Một thìa hạt mè có chứa đến 1,3mg sắt. Bạn có thể thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống bằng cách sử dụng dầu mè trong món salad. Ảnh: Boldsky.
Hạt điều: Ngoài protein, hạt điều cũng chứa lượng sắt dồi dào. 1/4 chén hạt điều chứa khoảng 2gram sắt. Ảnh: Boldsky.
Đỗ xanh: Trung bình mỗi cốc đỗ xanh có chứa đến 4,7mg sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp đỗ xanh với các loại rau và thực phẩm khác để bổ sung khoáng chất cần thiết này cho cơ thể. Ảnh: Boldsky.
Đậu nành: Mỗi chén đậu nành nấu chín có chứa từ 8-9mg sắt. Đậu nành cũng chứa nguồn chất đạm lớn và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Ảnh: Boldsky.
Socola đen: Đây là một trong những thực phẩm bổ máu cho cơ thể. Cứ khoảng 28 gram socola thì có chứa đến 2-3mg sắt, nhiều hơn cả thịt bò. Ảnh: Boldsky.
Đậu phụ: Nửa chén đậu hũ có thể chứa tới khoảng 3 mg sắt. Đây là một trong những thực phẩm giàu chất sắt chủ yếu cho người ăn chay. Ảnh: Boldsky.
Quả chà là: Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Đặc biệt, chà là còn được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Do đó, chúng ta có thể ăn chà là như một món ăn hàng ngày để tăng sản xuất hồng cầu. Ảnh: Boldsky.
Táo: Đây là nguồn cung cấp phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Ảnh: Boldsky.
Củ dền đỏ: Hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao. Ảnh: Boldsky.