Bọ xít hút máu người có phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà. Loài bọ xít hút máu sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đến người để hút máu. Chúng không những chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn có mặt cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.Bọ xít hút máu thường sống ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi..., chúng có thể làm ổ cả trong hoặc ngoài nhà. Ban ngày bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới hoạt động, nên con người thường không biết sự có mặt của chúng. Thông thường thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu là vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí tăng cao, nên ở khu vực miền Trung trong thời điểm hiện nay đang là mùa sinh sản của bọ xít hút máu. Cách thức đốt của bọ xít “hút máu người” hoàn toàn khác các loài bọ xít khác đó là cách đốt treo, nó sẽ hút phía mặt dưới tay theo dạng rơi lơ lửng. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra một số loài bọ xít hút máu vốn bị nhiễm T.cruzi (do chích vào vật chủ đã nhiễm bệnh) khi hút máu người hay động vật ký sinh trùng sẽ theo vết đốt xâm nhập vào mạch máu. Ngoài ra bọ xít còn thải ra phân có chứa T.cruzi nạn nhân gãi vào vết chích sẽ làm T.cruzi theo máu hoặc chất nhầy xâm nhập vào cơ thể. T.cruzi có thể “ngủ yên” từ 10 đến 20 năm, sau đó sẽ gây một số vấn đề mạn tính về tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Căn bệnh này là một mối họa cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực Trung-Nam Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong số 360 triệu người sống ở những “điểm nóng” của bệnh Chagas, khoảng 90 triệu người có nguy cơ mắc bệnh và gần 10 triệu người đã nhiễm bệnh. Hằng năm có từ 30.000 đến 50.000 người chết vì bệnh Chagas. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa và phương pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Chính vì vậy, để diệt loại bọ xít “hút máu người” này, ngoài việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế. Ngoài ra nên chú ý đến trứng để diệt tận gốc, bằng cách thu lại cho vào túi và đốt chúng.Khi phát hiện chúng thì dùng kẹp hoặc dùi sắt giết chết. Khi bị bọ xít hút máu đốt nên rửa sạch vết đốt dưới vòi nước chảy, tránh viêm nhiễm bằng cách bôi kem chống dị ứng côn trùng. Nếu vết đốt sưng to, khó chịu, ngứa thì nên đến cơ sở y tế chuyên về da liễu để khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Bọ xít hút máu người có phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.
Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà.
Loài bọ xít hút máu sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đến người để hút máu. Chúng không những chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn có mặt cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.
Bọ xít hút máu thường sống ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi..., chúng có thể làm ổ cả trong hoặc ngoài nhà. Ban ngày bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới hoạt động, nên con người thường không biết sự có mặt của chúng.
Thông thường thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu là vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí tăng cao, nên ở khu vực miền Trung trong thời điểm hiện nay đang là mùa sinh sản của bọ xít hút máu.
Cách thức đốt của bọ xít “hút máu người” hoàn toàn khác các loài bọ xít khác đó là cách đốt treo, nó sẽ hút phía mặt dưới tay theo dạng rơi lơ lửng.
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra một số loài bọ xít hút máu vốn bị nhiễm T.cruzi (do chích vào vật chủ đã nhiễm bệnh) khi hút máu người hay động vật ký sinh trùng sẽ theo vết đốt xâm nhập vào mạch máu.
Ngoài ra bọ xít còn thải ra phân có chứa T.cruzi nạn nhân gãi vào vết chích sẽ làm T.cruzi theo máu hoặc chất nhầy xâm nhập vào cơ thể. T.cruzi có thể “ngủ yên” từ 10 đến 20 năm, sau đó sẽ gây một số vấn đề mạn tính về tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
Căn bệnh này là một mối họa cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực Trung-Nam Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong số 360 triệu người sống ở những “điểm nóng” của bệnh Chagas, khoảng 90 triệu người có nguy cơ mắc bệnh và gần 10 triệu người đã nhiễm bệnh. Hằng năm có từ 30.000 đến 50.000 người chết vì bệnh Chagas.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa và phương pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Chính vì vậy, để diệt loại bọ xít “hút máu người” này, ngoài việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế. Ngoài ra nên chú ý đến trứng để diệt tận gốc, bằng cách thu lại cho vào túi và đốt chúng.
Khi phát hiện chúng thì dùng kẹp hoặc dùi sắt giết chết. Khi bị bọ xít hút máu đốt nên rửa sạch vết đốt dưới vòi nước chảy, tránh viêm nhiễm bằng cách bôi kem chống dị ứng côn trùng.
Nếu vết đốt sưng to, khó chịu, ngứa thì nên đến cơ sở y tế chuyên về da liễu để khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.