Gừng thối. Gừng là gia vị quen thuộc trong bếp triệu gia đình. Đáng nói, thời tiết nồm ẩm có thể khiến lượng gừng bị mốc thối. Sử dụng chúng đồng nghĩa với việc bạn đang tiêu thụ độc tính mạnh safrole. Khi đi vào cơ thể, safrole gây ngộ độc, thoái hóa tế bào gan. Bắp cải thối. Bắp cải rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, một khi chúng bị thối thì nên vứt bỏ thay vì lọc phần hỏng để nấu ăn. Nguyên nhân bởi nitrat trong bắp cải sẽ chuyển thành nitrit sau khi bắp cải thối rữa. Người ăn phải sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng, tăng nhịp tim. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể hôn mê hoặc tử vong.Cà chua xanh. Cà chua chưa chín kỹ có chứa solanin. Ăn lượng lớn gây khô miệng, ngứa ran, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.Nấm khô bị mốc. Phơi khô giúp nấm bảo quản được lâu hơn. Dù vậy, quá trình dự trữ vẫn có thể khiến chúng lên mốc. Không để ý ăn vào, bạn sẽ bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.Trái cây chưa chín. Mơ, mận... chưa trưởng thành có chứa axit oxalic, axit benzoic và các thành phần khác. Khi đi vào cơ thể, chúng rất khó để tiêu hóa.Khoai lang đốm. Khoai lang bị đốm, hà là thực phẩm kịch độc, không nên dùng để làm thức ăn. Nguyên nhân bởi chúng có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, hôn mê, đôi khi là tử vong.Khoai tây mọc mầm. Khoai tây mọc mầm chứa độc tố solanin. Chất này dễ gây ngộ độc, buồn nôn, nôn mửa, co giật khi đi vào cơ thể.Đồ chiên. Đồ chiên được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, lâu ngán. Thế nhưng, bạn không nên dùng chúng nhiều. Việc xử lý ở nhiệt độ cao có thể tạo ra lượng lớn chất gây ung thư như hydrocabon đa vòng.Lá trầu. Trầu cau hiện nay không phổ biến như trước. Tuy nhiên chúng vẫn được một lượng lớn người thưởng thức mỗi ngày. Điểm trừ sức khỏe của lá trầu là chúng chứa lượng flo cao cùng lượng lớn vi khuẩn. Một số mẫu phân tích còn thấy nấm mốc trắng, nhiều chất hóa học.Trà mốc. Khi không được bảo quản đúng cách, trà dễ bị mốc nếu nhiễm penicillin, aspergillus hoặc fusarium. Uống chúng, người dùng sẽ đối mặt với chứng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng hoặc tiêu chảy. Ảnh minh họa: Internet.Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.
Gừng thối. Gừng là gia vị quen thuộc trong bếp triệu gia đình. Đáng nói, thời tiết nồm ẩm có thể khiến lượng gừng bị mốc thối. Sử dụng chúng đồng nghĩa với việc bạn đang tiêu thụ độc tính mạnh safrole. Khi đi vào cơ thể, safrole gây ngộ độc, thoái hóa tế bào gan.
Bắp cải thối. Bắp cải rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, một khi chúng bị thối thì nên vứt bỏ thay vì lọc phần hỏng để nấu ăn. Nguyên nhân bởi nitrat trong bắp cải sẽ chuyển thành nitrit sau khi bắp cải thối rữa. Người ăn phải sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng, tăng nhịp tim. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể hôn mê hoặc tử vong.
Cà chua xanh. Cà chua chưa chín kỹ có chứa solanin. Ăn lượng lớn gây khô miệng, ngứa ran, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Nấm khô bị mốc. Phơi khô giúp nấm bảo quản được lâu hơn. Dù vậy, quá trình dự trữ vẫn có thể khiến chúng lên mốc. Không để ý ăn vào, bạn sẽ bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
Trái cây chưa chín. Mơ, mận... chưa trưởng thành có chứa axit oxalic, axit benzoic và các thành phần khác. Khi đi vào cơ thể, chúng rất khó để tiêu hóa.
Khoai lang đốm. Khoai lang bị đốm, hà là thực phẩm kịch độc, không nên dùng để làm thức ăn. Nguyên nhân bởi chúng có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, hôn mê, đôi khi là tử vong.
Khoai tây mọc mầm. Khoai tây mọc mầm chứa độc tố solanin. Chất này dễ gây ngộ độc, buồn nôn, nôn mửa, co giật khi đi vào cơ thể.
Đồ chiên. Đồ chiên được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, lâu ngán. Thế nhưng, bạn không nên dùng chúng nhiều. Việc xử lý ở nhiệt độ cao có thể tạo ra lượng lớn chất gây ung thư như hydrocabon đa vòng.
Lá trầu. Trầu cau hiện nay không phổ biến như trước. Tuy nhiên chúng vẫn được một lượng lớn người thưởng thức mỗi ngày. Điểm trừ sức khỏe của lá trầu là chúng chứa lượng flo cao cùng lượng lớn vi khuẩn. Một số mẫu phân tích còn thấy nấm mốc trắng, nhiều chất hóa học.
Trà mốc. Khi không được bảo quản đúng cách, trà dễ bị mốc nếu nhiễm penicillin, aspergillus hoặc fusarium. Uống chúng, người dùng sẽ đối mặt với chứng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng hoặc tiêu chảy. Ảnh minh họa: Internet.
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.