Các nhà nghiên cứu nhi khoa cho rằng, thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 6 tháng tuổi trở đi, khi chức năng tiêu hóa của ruột và thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 5 đến 6 tháng tuổi. Cho con ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến bé thiếu hụt những chất này. Nếu các mẹ cho con ăn dặm đúng thời điểm, sẽ có lợi rất nhiều cho sức khỏe của bé.Thực sự là những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu luôn có đủ lượng sắt cần thiết và chỉ bị thiếu hụt khi bước qua tháng thứ 6. Nghe lạ lùng nhưng sự thật là. Việc cho con ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt, đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên, lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của em bé. Ăn dặm đúng thời điểm giúp duy trì nguồn sữa mẹ. Có thể giải thích đơn giản, trẻ bắt đầu được thêm thức ăn dặm vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình, đương nhiên bé sẽ uống ít sữa đi. Bé càng ăn nhiều bột sẽ càng bỏ sữa sớm. Nhu cầu sữa của trẻ ít đi khiến cơ thể người mẹ cũng không còn sản xuất được nhiều nữa. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ ăn dặm sớm thường có xu hướng cai sữa sớm hơn những bé khác. Ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ hợp tác hơn, có hứng thú hơn với thức ăn và ngon miệng hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp bé đỡ rơi vào tình trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng. Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này, do đó, mẹ không cần phải vội vã cho con ăn dặm sớm 1,2 tuần. Điều đó hoàn toàn không cần thiết. Bảo vệ khỏi bệnh tật tốt hơn. Mặc dù trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục nhận được kháng thể từ sữa mẹ miễn là bé còn được cho bú, tuy nhiên, khả năng miễn dịch của trẻ tuyệt vời nhất khi bé được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có chứa hơn 50 yếu tố miễn dịch và có lẽ còn nhiều hơn mà ta chưa rõ. Vậy nên, mẹ cứ nên để trẻ bú đủ 6 tháng đầu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bị nhiễm trùng ít 40% so với những trẻ bú sữa mẹ có chế độ ăn được bổ sung các loại thực phẩm khác. Xác suất của các bệnh vệ đường hô hấp cũng sẽ được giảm đáng kể nếu đứa trẻ được cho ăn sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 15 tuần và không có đồ ăn dặm nào trong thời gian này.
Các nhà nghiên cứu nhi khoa cho rằng, thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 6 tháng tuổi trở đi, khi chức năng tiêu hóa của ruột và thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa.
Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 5 đến 6 tháng tuổi. Cho con ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến bé thiếu hụt những chất này. Nếu các mẹ cho con ăn dặm đúng thời điểm, sẽ có lợi rất nhiều cho sức khỏe của bé.
Thực sự là những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu luôn có đủ lượng sắt cần thiết và chỉ bị thiếu hụt khi bước qua tháng thứ 6. Nghe lạ lùng nhưng sự thật là. Việc cho con ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt, đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên, lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của em bé.
Ăn dặm đúng thời điểm giúp duy trì nguồn sữa mẹ. Có thể giải thích đơn giản, trẻ bắt đầu được thêm thức ăn dặm vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình, đương nhiên bé sẽ uống ít sữa đi. Bé càng ăn nhiều bột sẽ càng bỏ sữa sớm.
Nhu cầu sữa của trẻ ít đi khiến cơ thể người mẹ cũng không còn sản xuất được nhiều nữa. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ ăn dặm sớm thường có xu hướng cai sữa sớm hơn những bé khác.
Ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ hợp tác hơn, có hứng thú hơn với thức ăn và ngon miệng hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp bé đỡ rơi vào tình trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng. Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này, do đó, mẹ không cần phải vội vã cho con ăn dặm sớm 1,2 tuần. Điều đó hoàn toàn không cần thiết.
Bảo vệ khỏi bệnh tật tốt hơn. Mặc dù trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục nhận được kháng thể từ sữa mẹ miễn là bé còn được cho bú, tuy nhiên, khả năng miễn dịch của trẻ tuyệt vời nhất khi bé được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có chứa hơn 50 yếu tố miễn dịch và có lẽ còn nhiều hơn mà ta chưa rõ. Vậy nên, mẹ cứ nên để trẻ bú đủ 6 tháng đầu.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bị nhiễm trùng ít 40% so với những trẻ bú sữa mẹ có chế độ ăn được bổ sung các loại thực phẩm khác. Xác suất của các bệnh vệ đường hô hấp cũng sẽ được giảm đáng kể nếu đứa trẻ được cho ăn sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 15 tuần và không có đồ ăn dặm nào trong thời gian này.