Lăng vua Tự Đức (Khiêm Lăng) nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng thờ vua Tự Đức, đời vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847-1883.Quần thể lăng được chia thành 2 khu vực: tẩm điện và lăng mộ. Khu vực tẩm điện từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ sơn thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.Trong số 13 đời vua triều Nguyễn, Tự Đức là người uyên thâm về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Ông giỏi cả về sử học, triết học, văn học nghệ thuật và rất yêu thơ. Vua Tự Đức chọn nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Xung quanh lăng mộ là đồi thông xanh mát và những con sông, hồ nhỏ uốn lượn hai bên.Khu vực bia đình lăng nhuốm màu thời gian với lối đá cổ rêu phong. Quần thể được xây bằng gạch đá, mang tính nghệ thuật cao.Bửu thành nằm trên một ngọn đồi được xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá xanh, nơi vua Tự Đức yên nghỉ.Các lối dẫn đi vào tẩm điện và các khu lăng mộ thoáng đãng và không khí trong lành.Khu vực hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ là một điểm nhấn của quần thể khu lăng mộ.Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là nơi vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ… nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn. Đặc biệt phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem, đây được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn bảo lưu.
Lăng vua Tự Đức (Khiêm Lăng) nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng thờ vua Tự Đức, đời vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847-1883.
Quần thể lăng được chia thành 2 khu vực: tẩm điện và lăng mộ. Khu vực tẩm điện từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ sơn thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.
Trong số 13 đời vua triều Nguyễn, Tự Đức là người uyên thâm về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Ông giỏi cả về sử học, triết học, văn học nghệ thuật và rất yêu thơ.
Vua Tự Đức chọn nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Xung quanh lăng mộ là đồi thông xanh mát và những con sông, hồ nhỏ uốn lượn hai bên.
Khu vực bia đình lăng nhuốm màu thời gian với lối đá cổ rêu phong. Quần thể được xây bằng gạch đá, mang tính nghệ thuật cao.
Bửu thành nằm trên một ngọn đồi được xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá xanh, nơi vua Tự Đức yên nghỉ.
Các lối dẫn đi vào tẩm điện và các khu lăng mộ thoáng đãng và không khí trong lành.
Khu vực hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ là một điểm nhấn của quần thể khu lăng mộ.
Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là nơi vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ… nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn. Đặc biệt phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem, đây được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn bảo lưu.