Nằm ở tỉnh Al Khums của Libya, thành phố cổ La Mã Leptis Magna là một trong những tàn tích hùng vĩ nhất còn lại ở ven bờ biển Địa Trung Hải.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, thành phố này có thể đã được thành lập bởi di dân Phoenicia vào khoảng năm 1100 TCN. Sau đó, nó trở thành một phần của vương quốc Carthage hùng mạnh.Sau khi kết thúc Chiến tranh Punic lần thứ ba (năm 146 TCN) giữa Carthage và La Mã, thành phố Leptis Magna trở thành một phần của Cộng hòa La Mã, nhưng vẫn được hưởng một quyền độc lập đáng kể.Đến triều đại của hoàng đế La Mã Tiberius, Leptis Magna mới chính thức sáp nhập vào La Mã như một phần của tỉnh châu Phi. Nó nhanh chóng trở thành một trong những thành phố hàng đầu của La Mã ở châu Phi và một trung tâm buôn bán thịnh vượng.Leptis Magna bắt đầu trở nên nổi tiếng vào năm 193, khi một người sinh ra ở đây, Lucius Septimius Severus, trở thành hoàng đế. Ông đã bỏ nhiều tiền bạc làm cho Leptis Magna trở thành thành phố quan trọng thứ ba ở châu Phi, sánh ngang với Carthage và Alexandria.Leptis tiếp tục mở rộng ở giai đoạn này với nhiều thay đổi quan trọng, nổi bật là việc xây dựng lại các bên cảng và phát triển các khu chợ mới.Trong cuộc khủng hoảng của đế chế La Mã từ thế kỷ thứ 3, khi hoạt động thương mại giảm mạnh, tầm quan trọng của Leptis Magna cũng mất đi, và vào giữa thế kỷ thứ 4, phần lớn thành phố đã bị bỏ hoang.Cùng với sự suy tàn của La Mã, năm 439, Leptis Magna bị người Vandals chiếm đóng. Đến năm , một nhóm người du mục Berber cướp phá thành phố, và Leptis Magna không còn bao giờ được phục hồi nữa.Sau 2 thiên niên kỷ, những gì còn lại của thành phố cổ Leptis Magna là một quần thể kiến trúc đồ sộ với nhiều công trình công cộng hoành tráng như nhà hát, cổng chào, chợ, đền đài... cùng vô số tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.Năm 1982, thành phố cổ này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.Tuy nhiên, hiện tại Leptis Magna đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại nặng nề do tình hình chính trị bất ổn ở Libya.
Nằm ở tỉnh Al Khums của Libya, thành phố cổ La Mã Leptis Magna là một trong những tàn tích hùng vĩ nhất còn lại ở ven bờ biển Địa Trung Hải.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, thành phố này có thể đã được thành lập bởi di dân Phoenicia vào khoảng năm 1100 TCN. Sau đó, nó trở thành một phần của vương quốc Carthage hùng mạnh.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Punic lần thứ ba (năm 146 TCN) giữa Carthage và La Mã, thành phố Leptis Magna trở thành một phần của Cộng hòa La Mã, nhưng vẫn được hưởng một quyền độc lập đáng kể.
Đến triều đại của hoàng đế La Mã Tiberius, Leptis Magna mới chính thức sáp nhập vào La Mã như một phần của tỉnh châu Phi. Nó nhanh chóng trở thành một trong những thành phố hàng đầu của La Mã ở châu Phi và một trung tâm buôn bán thịnh vượng.
Leptis Magna bắt đầu trở nên nổi tiếng vào năm 193, khi một người sinh ra ở đây, Lucius Septimius Severus, trở thành hoàng đế. Ông đã bỏ nhiều tiền bạc làm cho Leptis Magna trở thành thành phố quan trọng thứ ba ở châu Phi, sánh ngang với Carthage và Alexandria.
Leptis tiếp tục mở rộng ở giai đoạn này với nhiều thay đổi quan trọng, nổi bật là việc xây dựng lại các bên cảng và phát triển các khu chợ mới.
Trong cuộc khủng hoảng của đế chế La Mã từ thế kỷ thứ 3, khi hoạt động thương mại giảm mạnh, tầm quan trọng của Leptis Magna cũng mất đi, và vào giữa thế kỷ thứ 4, phần lớn thành phố đã bị bỏ hoang.
Cùng với sự suy tàn của La Mã, năm 439, Leptis Magna bị người Vandals chiếm đóng. Đến năm , một nhóm người du mục Berber cướp phá thành phố, và Leptis Magna không còn bao giờ được phục hồi nữa.
Sau 2 thiên niên kỷ, những gì còn lại của thành phố cổ Leptis Magna là một quần thể kiến trúc đồ sộ với nhiều công trình công cộng hoành tráng như nhà hát, cổng chào, chợ, đền đài... cùng vô số tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.
Năm 1982, thành phố cổ này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tuy nhiên, hiện tại Leptis Magna đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại nặng nề do tình hình chính trị bất ổn ở Libya.