Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng
vào khoảng năm 1760. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM.
Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng và có chỗ thoát khói hương.Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bà được thờ ở gian giữa chính điện, được gọi là Thiên hậu Cung. Tượng Bà Thiên Hậu được tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1m, có từ khá lâu, trước khi xây chùa, vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới di chuyển về đây. Bên ngoài tượng khoác áo thêu lộng lẫy.Một nét đặc sắc của chùa Bà Thiên Hậu là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường...Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908.Nhà sử học Vương Hồng Sển khen ngợi: "Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu... thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa".Chùa Bà Thiên Hậu hiện lưu giữ rất nhiều cổ vật quý, nổi bật là bộ lư phát lam lớn niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Hai bên bộ lư là kiệu sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo.5 chiếc lư đồng ở giếng trời phía trước chính điện.Câu đối bằng gỗ được chạm khắc rất kỳ công.Một trong 41 bức tranh đắp nổi liên hoàn trên nền tường dọc theo 2 hành lang chùa.
Tượng Môn Quan Vương Tả được thờ bên trái tiền điện.Lân đá nhỏ được đặt 2 bên cổng chùa.
Hai góc sân trước chùa có đặt tượng linh thú cỡ lớn.
Theo thống kê, chùa có trên 400 đồ cổ, trong đó có 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối... Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế. Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông... Một lần, cha bà cùng hai trai chở muối đi bán, giữa đường thuyền gặp bão lớn... Lúc đó bà đang ngồi dệt vải ở nhà cạnh mẹ nhưng đã xuất thần, dùng răng cắn áo cha, hai tay nắm hai anh. Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".Dàn hương vòng nghi ngút khói tạo nên không gian tôn nghiêm của chốn tâm linh, đồng thời cũng là một trong những nét đặc trưng của một ngôi chùa người Hoa.Những lời ước nguyện được người đi chùa gửi gắm. Chùa Bà Thiên Hậu hàng ngày đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông, nhưng đông hơn là vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ...
Không chỉ là một công trình có giá trị về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, chùa Bà Thiên Hậu còn là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông) ở TP HCM.
Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng
vào khoảng năm 1760. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM.
Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng và có chỗ thoát khói hương.
Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bà được thờ ở gian giữa chính điện, được gọi là Thiên hậu Cung. Tượng Bà Thiên Hậu được tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1m, có từ khá lâu, trước khi xây chùa, vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới di chuyển về đây. Bên ngoài tượng khoác áo thêu lộng lẫy.
Một nét đặc sắc của chùa Bà Thiên Hậu là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường...
Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908.
Nhà sử học Vương Hồng Sển khen ngợi: "Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu... thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa".
Chùa Bà Thiên Hậu hiện lưu giữ rất nhiều cổ vật quý, nổi bật là bộ lư phát lam lớn niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886).
Hai bên bộ lư là kiệu sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo.
5 chiếc lư đồng ở giếng trời phía trước chính điện.
Câu đối bằng gỗ được chạm khắc rất kỳ công.
Một trong 41 bức tranh đắp nổi liên hoàn trên nền tường dọc theo 2 hành lang chùa.
Tượng Môn Quan Vương Tả được thờ bên trái tiền điện.
Lân đá nhỏ được đặt 2 bên cổng chùa.
Hai góc sân trước chùa có đặt tượng linh thú cỡ lớn.
Theo thống kê, chùa có trên 400 đồ cổ, trong đó có 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối... Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế.
Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông... Một lần, cha bà cùng hai trai chở muối đi bán, giữa đường thuyền gặp bão lớn... Lúc đó bà đang ngồi dệt vải ở nhà cạnh mẹ nhưng đã xuất thần, dùng răng cắn áo cha, hai tay nắm hai anh. Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".
Dàn hương vòng nghi ngút khói tạo nên không gian tôn nghiêm của chốn tâm linh, đồng thời cũng là một trong những nét đặc trưng của một ngôi chùa người Hoa.
Những lời ước nguyện được người đi chùa gửi gắm.
Chùa Bà Thiên Hậu hàng ngày đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông, nhưng đông hơn là vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ...
Không chỉ là một công trình có giá trị về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, chùa Bà Thiên Hậu còn là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông) ở TP HCM.