Đây là thành quả sau 10 năm sưu tập đèn cổ cho đến khi Lê Anh Đức đột ngột qua đời năm 2002. Sau đó, theo ý nguyện muốn bán bộ sưu tập này để làm từ thiện, UBND H.Điện Bàn (Quảng Nam) đã tiếp nhận bộ đèn cổ để trưng bày tại bảo tàng, và dùng ngân sách huyện đầu tư xây dựng một ngôi trường mẫu giáo tại xã Điện Hồng. Ảnh: Một góc phòng trưng bày.
Trong 500 hiện vật đèn cổ của nhà sưu tập Lê Anh Đức, chiều nay Bảo tàng Điện Bàn bước đầu trưng bày, giới thiệu khoảng 190 hiện vật. Số còn lại sẽ tiếp tục thực hiện ở phòng trưng bày thứ hai. Trong số 500 hiện vật, có khoảng 300 hiện vật nguyên vẹn, còn lại là các bộ phận chưa hoàn thiện (chân, bầu, thân đèn). Bộ sưu tập rất phong phú với các vật liệu làm thân đèn gốm sứ, thủy tinh, đồng, đá…; nhất là hình dáng lạ của chân đèn. Nhiên liệu sử dụng của bộ đèn cổ này cũng đa dạng, như dầu lạc, dầu lửa, xăng, mỡ động vật. Ảnh: Công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng mở cửa giới thiệu hiện vật. Liên quan đến ngôi trường mẫu giáo, theo Văn phòng UBND H.Điện Bàn, thiết kế ban đầu ngôi trường khoảng 6,2 tỉ đồng, đến khi hoàn thiện (năm 2012) có tổng trị giá hơn 9 tỉ đồng. Theo thỏa thuận ban đầu với gia đình ông Lê Công Chiêm (trú P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, bố của nhà sưu tập trẻ Lê Anh Đức), sẽ đặt tên trường theo tên nhà sưu tập Lê Anh Đức. Hiện các thủ tục liên quan đang được hoàn thiện để chuyển đổi tên trường vào tháng 7 tới.
Những bộ đèn đế sứ. Đôi đèn cao hơn 2 mét. Bộ đèn này có đế làm bằng đồng, thân bằng thủy tinh. Đế tạo hình voi. Đèn thắp bằng mỡ. Đèn có đế làm bằng đồng. Đế đèn bằng đá. Một số đèn cổ có hình dáng độc, lạ. Có hơn 15.000 đơn vị hiện vật được bảo tàng này sưu tầm, giới thiệu.
Đây là thành quả sau 10 năm sưu tập đèn cổ cho đến khi Lê Anh Đức đột ngột qua đời năm 2002. Sau đó, theo ý nguyện muốn bán bộ sưu tập này để làm từ thiện, UBND H.Điện Bàn (Quảng Nam) đã tiếp nhận bộ đèn cổ để trưng bày tại bảo tàng, và dùng ngân sách huyện đầu tư xây dựng một ngôi trường mẫu giáo tại xã Điện Hồng. Ảnh: Một góc phòng trưng bày.
Trong 500 hiện vật đèn cổ của nhà sưu tập Lê Anh Đức, chiều nay Bảo tàng Điện Bàn bước đầu trưng bày, giới thiệu khoảng 190 hiện vật. Số còn lại sẽ tiếp tục thực hiện ở phòng trưng bày thứ hai. Trong số 500 hiện vật, có khoảng 300 hiện vật nguyên vẹn, còn lại là các bộ phận chưa hoàn thiện (chân, bầu, thân đèn). Bộ sưu tập rất phong phú với các vật liệu làm thân đèn gốm sứ, thủy tinh, đồng, đá…; nhất là hình dáng lạ của chân đèn. Nhiên liệu sử dụng của bộ đèn cổ này cũng đa dạng, như dầu lạc, dầu lửa, xăng, mỡ động vật. Ảnh: Công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng mở cửa giới thiệu hiện vật.
Liên quan đến ngôi trường mẫu giáo, theo Văn phòng UBND H.Điện Bàn, thiết kế ban đầu ngôi trường khoảng 6,2 tỉ đồng, đến khi hoàn thiện (năm 2012) có tổng trị giá hơn 9 tỉ đồng. Theo thỏa thuận ban đầu với gia đình ông Lê Công Chiêm (trú P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, bố của nhà sưu tập trẻ Lê Anh Đức), sẽ đặt tên trường theo tên nhà sưu tập Lê Anh Đức. Hiện các thủ tục liên quan đang được hoàn thiện để chuyển đổi tên trường vào tháng 7 tới.
Những bộ đèn đế sứ.
Đôi đèn cao hơn 2 mét. Bộ đèn này có đế làm bằng đồng, thân bằng thủy tinh.
Đế tạo hình voi.
Đèn thắp bằng mỡ.
Đèn có đế làm bằng đồng.
Đế đèn bằng đá.
Một số đèn cổ có hình dáng độc, lạ.
Có hơn 15.000 đơn vị hiện vật được bảo tàng này sưu tầm, giới thiệu.