Từ nhiều năm qua, tượng đài "Bác Hồ với thiếu nhi" trước trụ sở UBND TP HCM đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố. Tượng đài được làm bằng đồng, cao 3 m, do nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 - 2002) sáng tác nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1990).
Vào tháng 6/2013, theo quyết định của UBND TP HCM, tượng đài sẽ được di dời về khuôn viên Nhà thiếu nhi thành phố (169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3) trong chương trình cải tạo công viên và xây dựng tượng đài Bác Hồ mới.
Tại vị trí tượng đài cũ, cảnh quan sẽ được cải tạo để đặt một tượng đài mới có quy mô và tính thẩm mỹ cao hơn. Bức tượng mới sẽ được làm bằng đồng, tư thế đứng toàn thân với chiều cao 6,3 m. Vị trí đặt bức tượng mới sẽ xa trụ sở UBND TP hơn, và hướng về phía sông Sài Gòn.
Một tượng đài nổi tiếng khác của TP HCM là tượng đài Trần Nguyên Hãn
ở vòng xoay trước chợ Bến Thành, Quận 1 cũng sắp được di dời để phục vụ cho dự án tàu điện ngầm Bến Thành - Suối Tiên. .
Tượng đài này được xây dựng từ trước năm 1975 nhằm tri ân Trần Nguyên Hãn (? - 1429) - võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông là người có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê. Tượng được làm bằng xi măng, sơn màu đồng, tạo hình tướng Trần Nguyên Hãn ngồi trên lưng ngựa, trên tay là một chú chim bồ câu - một phương tiện thông tin liên lạc trên chiến trường thời xưa.
Theo kế hoạch, tượng đài sẽ được di dời về công viên Phú Lâm ở quận 6 của TP HCM.
Tượng đài Quách Thị Trang, do Hội Sinh viên học sinh Sài Gòn lập năm 1964 ở phía trước tượng đài Trần Nguyên Hãn cũng sẽ được di dời đến một vị trí mới để người dân có thể thăm quan.
Quách Thị Trang (1948 - 1963) là một nữ Phật tử, từ năm 1960 đã tham gia các phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo do Tổng thống Ngô Đình Diệm khởi xướng. Ngày 25/8/1963, cô đã bị cảnh sát bắn chết khi mới 15 tuổi. Việc di dời các tượng đài nổi tiếng của TP HCM khỏi vj trí truyền thống khiến cư dân thành phố cảm thấy luyến tiếc. Nhiều người đã tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm với các tượng đài này trước ngày di dời.
Từ nhiều năm qua, tượng đài "Bác Hồ với thiếu nhi" trước trụ sở UBND TP HCM đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố. Tượng đài được làm bằng đồng, cao 3 m, do nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 - 2002) sáng tác nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1990).
Vào tháng 6/2013, theo quyết định của UBND TP HCM, tượng đài sẽ được di dời về khuôn viên Nhà thiếu nhi thành phố (169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3) trong chương trình cải tạo công viên và xây dựng tượng đài Bác Hồ mới.
Tại vị trí tượng đài cũ, cảnh quan sẽ được cải tạo để đặt một tượng đài mới có quy mô và tính thẩm mỹ cao hơn. Bức tượng mới sẽ được làm bằng đồng, tư thế đứng toàn thân với chiều cao 6,3 m. Vị trí đặt bức tượng mới sẽ xa trụ sở UBND TP hơn, và hướng về phía sông Sài Gòn.
Một tượng đài nổi tiếng khác của TP HCM là tượng đài Trần Nguyên Hãn
ở vòng xoay trước chợ Bến Thành, Quận 1 cũng sắp được di dời để phục vụ cho dự án tàu điện ngầm Bến Thành - Suối Tiên. .
Tượng đài này được xây dựng từ trước năm 1975 nhằm tri ân Trần Nguyên Hãn (? - 1429) - võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông là người có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê.
Tượng được làm bằng xi măng, sơn màu đồng, tạo hình tướng Trần Nguyên Hãn ngồi trên lưng ngựa, trên tay là một chú chim bồ câu - một phương tiện thông tin liên lạc trên chiến trường thời xưa.
Theo kế hoạch, tượng đài sẽ được di dời về công viên Phú Lâm ở quận 6 của TP HCM.
Tượng đài Quách Thị Trang, do Hội Sinh viên học sinh Sài Gòn lập năm 1964 ở phía trước tượng đài Trần Nguyên Hãn cũng sẽ được di dời đến một vị trí mới để người dân có thể thăm quan.
Quách Thị Trang (1948 - 1963) là một nữ Phật tử, từ năm 1960 đã tham gia các phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo do Tổng thống Ngô Đình Diệm khởi xướng. Ngày 25/8/1963, cô đã bị cảnh sát bắn chết khi mới 15 tuổi.
Việc di dời các tượng đài nổi tiếng của TP HCM khỏi vj trí truyền thống khiến cư dân thành phố cảm thấy luyến tiếc. Nhiều người đã tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm với các tượng đài này trước ngày di dời.