Tháp Mường Luân nằm bên bờ sông Mã thuộc xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là một trong những công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn sót lại ở vùng Tây Bắc.Tương truyền, tháp được những người Việt và người Việt gốc Lào chung tay xây dựng vào thời Lê. Cụ thể là vào năm 1569, triều đình Miến Điện đem quân tấn công đất nước Ai Lao (Lào ngày nay). Vì loạn lạc chiến tranh, một số cư dân Lào đã di dân sang vùng Tây Bắc của Đại Việt.Sau khi chiến tranh kết thúc, những cư dân này đã ở lại Đại Việt. Để khắc ghi nỗi nhớ quê hương bà con người Lào đã cùng nhau dồn công góp của xây nên tháp Mường Luân cùng sự giúp đỡ của những cư dân bản địa.Về kiến trúc, tháp Mường Luân có mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao. Thân tháp cao 15,5m, xung quanh đắp nổi các hoạ tiết cách điệu gồm chim bay, rồng cuốn, quả trám, cánh sen, lưỡi mác, mặt trời...Họa tiết đặc sắc nhất của tháp là hình rồng được đắp nổi chạy quanh thân tháp, tạo thành các hình số tám kép, đem lại cho tháp vẻ uy nghi cũng như vẻ đẹp tinh xảo.Nhìn chung, tháp được tạo hình mềm mại và hài hòa, có bố cục vừa chặt chẽ, vừa toát lên vẻ thanh thoát tự nhiên.Vẻ đẹp của tòa tháp thể hiện khiếu thẩm mỹ của người Lào cũng như tài xây dựng của các cư dân miền núi Tây Bắc từ thời xa xưa.Từ hàng trăm năm nay, tháp Mường Luân được nhân dân trong vùng coi là “vị thần hộ mệnh” để bảo vệ cuộc sống cho dân bản, phù trợ con người có sức khỏe và mùa màng bội thu...Tiếc rằng, biến thiên của lịch sử khiến tháp Mường Luân đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ ngọn tháp nghiêng về phía Đông Bắc, dưới chân tháp nhiều chỗ bị xói lở. Cách đây chừng 50 năm, bên phải toà tháp còn có một ngôi chùa với nhiều pho tượng quý, nhưng giờ đây đều đã không còn.Vị trí xa xôi hẻo lánh cũng khiến tháp Mường Luân hầu như không được khách du lịch biết đến. Từ TP Điện Biên, để đến được tháp phải vượt gần 100km, trong đó non nửa là đường đèo dốc hiểm trở, gập ghềnh sỏi đá, dân cư thưa thớt...
Tháp Mường Luân nằm bên bờ sông Mã thuộc xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh
Điện Biên là một trong những công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn sót lại ở vùng Tây Bắc.
Tương truyền, tháp được những người Việt và người Việt gốc Lào chung tay xây dựng vào thời Lê. Cụ thể là vào năm 1569, triều đình Miến Điện đem quân tấn công đất nước Ai Lao (Lào ngày nay). Vì loạn lạc chiến tranh, một số cư dân Lào đã di dân sang vùng Tây Bắc của Đại Việt.
Sau khi chiến tranh kết thúc, những cư dân này đã ở lại Đại Việt. Để khắc ghi nỗi nhớ quê hương bà con người Lào đã cùng nhau dồn công góp của xây nên tháp Mường Luân cùng sự giúp đỡ của những cư dân bản địa.
Về
kiến trúc, tháp Mường Luân có mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao. Thân tháp cao 15,5m, xung quanh đắp nổi các hoạ tiết cách điệu gồm chim bay, rồng cuốn, quả trám, cánh sen, lưỡi mác, mặt trời...
Họa tiết đặc sắc nhất của tháp là hình rồng được đắp nổi chạy quanh thân tháp, tạo thành các hình số tám kép, đem lại cho tháp vẻ uy nghi cũng như vẻ đẹp tinh xảo.
Nhìn chung, tháp được tạo hình mềm mại và hài hòa, có bố cục vừa chặt chẽ, vừa toát lên vẻ thanh thoát tự nhiên.
Vẻ đẹp của tòa tháp thể hiện khiếu thẩm mỹ của người Lào cũng như tài xây dựng của các cư dân miền núi Tây Bắc từ thời xa xưa.
Từ hàng trăm năm nay, tháp Mường Luân được nhân dân trong vùng coi là “vị thần hộ mệnh” để bảo vệ cuộc sống cho dân bản, phù trợ con người có sức khỏe và mùa màng bội thu...
Tiếc rằng, biến thiên của lịch sử khiến tháp Mường Luân đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ ngọn tháp nghiêng về phía Đông Bắc, dưới chân tháp nhiều chỗ bị xói lở. Cách đây chừng 50 năm, bên phải toà tháp còn có một ngôi chùa với nhiều pho tượng quý, nhưng giờ đây đều đã không còn.
Vị trí xa xôi hẻo lánh cũng khiến tháp Mường Luân hầu như không được khách du lịch biết đến. Từ TP Điện Biên, để đến được tháp phải vượt gần 100km, trong đó non nửa là đường đèo dốc hiểm trở, gập ghềnh sỏi đá, dân cư thưa thớt...