Lăng vua Khải Định có tên chữ là Ứng Lăng, khuôn viên hình chữ nhật độc đáo, phân bố trên 5 tầng sân cao dần lên. Theo bảng thông tin giới thiệu điểm đến, Ứng Lăng được thiết kế như một lâu đài châu Âu thời Trung cổ, được đánh giá là thành tựu độc đáo của kiến trúc cung đình thời Nguyễn đầu thế kỷ 20. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.Theo bảng thông tin giới thiệu điểm đến, Ứng Lăng được xây dựng kéo dài trong 11 năm (1920-1931). Khuôn viên lăng có các công trình như bi đình, các hàng tượng quan lại, binh lính, voi, ngựa, Thiên Định cung... Ảnh: Trankientai.
Thông tin giới thiệu điểm đến cho biết Ứng Lăng được xây dựng với sự kết hợp cả vật liệu hiện đại của Pháp và vật liệu truyền thống của Việt Nam. Công trình thể hiện sự pha trộn nhiều dòng kiến trúc Á - Âu, cổ điển - hiện đại, phản ánh bối cảnh giao thoa văn hóa Đông - Tây của lịch sử... Ảnh: Tnl.camtu. Lăng Tự Đức có tên chữ là Khiêm Lăng, mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bố cục lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song nhau, có gần 50 công trình mang chữ Khiêm trong tên gọi như Khiêm Cung môn, Hòa Khiêm điện, Lưu Khiêm hồ... Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.Bia Khiêm Cung Ký ở Khiêm Lăng được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2015. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bia có khắc bài văn do chính vua Tự Đức soạn thảo với số lượng văn tự hơn 4.900 chữ, kích thước đồ sộ, cho thấy nghệ thuật tạo hình, trang trí mỹ thuật đặc sắc... Ảnh: Huynh.chao.hung.Lăng Minh Mạng có tên chữ là Hiếu Lăng, mang dáng vẻ uy nghiêm, tĩnh tại đặc biệt trong các lăng tẩm ở cố đô Huế. Tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết những công trình ở lăng được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường thần đạo, tạo thành điểm nhấn kiến trúc lăng. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, gồm 2 tầng, 8 mái, tọa lạc trên một ngọn đồi cao ở Hiếu Lăng, mang nhiều ý nghĩa biểu trưng của triết học phương Đông. Công trình kiến trúc nổi bật này cũng là góc check-in thu hút nhiều du khách khi đến tham quan lăng. Ảnh: Gin.cestmoi.
Lăng vua Khải Định có tên chữ là Ứng Lăng, khuôn viên hình chữ nhật độc đáo, phân bố trên 5 tầng sân cao dần lên. Theo bảng thông tin giới thiệu điểm đến, Ứng Lăng được thiết kế như một lâu đài châu Âu thời Trung cổ, được đánh giá là thành tựu độc đáo của kiến trúc cung đình thời Nguyễn đầu thế kỷ 20. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Theo bảng thông tin giới thiệu điểm đến, Ứng Lăng được xây dựng kéo dài trong 11 năm (1920-1931). Khuôn viên lăng có các công trình như bi đình, các hàng tượng quan lại, binh lính, voi, ngựa, Thiên Định cung... Ảnh: Trankientai.
Thông tin giới thiệu điểm đến cho biết Ứng Lăng được xây dựng với sự kết hợp cả vật liệu hiện đại của Pháp và vật liệu truyền thống của Việt Nam. Công trình thể hiện sự pha trộn nhiều dòng kiến trúc Á - Âu, cổ điển - hiện đại, phản ánh bối cảnh giao thoa văn hóa Đông - Tây của lịch sử... Ảnh: Tnl.camtu.
Lăng Tự Đức có tên chữ là Khiêm Lăng, mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bố cục lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song nhau, có gần 50 công trình mang chữ Khiêm trong tên gọi như Khiêm Cung môn, Hòa Khiêm điện, Lưu Khiêm hồ... Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Bia Khiêm Cung Ký ở Khiêm Lăng được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2015. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bia có khắc bài văn do chính vua Tự Đức soạn thảo với số lượng văn tự hơn 4.900 chữ, kích thước đồ sộ, cho thấy nghệ thuật tạo hình, trang trí mỹ thuật đặc sắc... Ảnh: Huynh.chao.hung.
Lăng Minh Mạng có tên chữ là Hiếu Lăng, mang dáng vẻ uy nghiêm, tĩnh tại đặc biệt trong các lăng tẩm ở cố đô Huế. Tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết những công trình ở lăng được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường thần đạo, tạo thành điểm nhấn kiến trúc lăng. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, gồm 2 tầng, 8 mái, tọa lạc trên một ngọn đồi cao ở Hiếu Lăng, mang nhiều ý nghĩa biểu trưng của triết học phương Đông. Công trình kiến trúc nổi bật này cũng là góc check-in thu hút nhiều du khách khi đến tham quan lăng. Ảnh: Gin.cestmoi.