Tọa lạc trên một khu đất rộng 1.500m2 bên đường Thống Nhất thuộc quận Gò Vấp, TP HCM, đình Thông Tây Hội là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả khu vực Nam Bộ.Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, ban đầu có tên là đình làng Hạnh Thông Tây. Từ năm 1944 đình mang tên Thông Tây Hội, do ghép từ tên hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội khi hai làng sát nhập.Ngày nay toàn bộ khu đình vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc và vật liệu xây dựng của ngôi đình cổ. Mặt bằng kiến trúc của đình tạo thành hai trục song song với nhau: một trục dài (trục chính) gồm võ ca, chính điện (khu nhà bên trái trong ảnh); một trục ngắn (trục phụ): nhà hội sở (khu nhà bên phải).Trung tâm của đình Thông Tây Hội là tòa chính điện gồm 2 nếp nhà ghép trùng nhau theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc". Chính điện cả có 48 cột, chia thành 8 dãy cột, mỗi dãy có 6 cột.Trang trí của khu vực chính điện rất đặc sắc với các đầu kèo, bao lam, trang thờ thần, các cập câu đối được chạm khắc rất tinh xảo. Nhiều đồ thờ cúng có từ xưa, vẫn giữ nguyên được nước sơn son thếp vàng cổ.Bên cạnh chính điện là nhà hội sở, được dùng làm văn phòng ban trị sự, nơi tiếp khách và chuẩn bị tế lễ.Nhà hội sở có kích thước: ngang 12m, dài 19m, cao 4,2m; có 56 cột, chân cột kê đá xanh, có 3 nếp nhà "trùng thiềm điệp ốc"; có vách ván ngăn phòng làm việc với nhà kho.Toàn bộ ngôi đình lợp ngói âm dương, trên nóc chính điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh.Đình còn có các thành phần kiến trúc phụ như bia ông hổ, bàn thờ Thần Nông, miếu Bà Chúa Xứ (trong ảnh).Đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt. Vị thần chính được thờ trong đình là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là Hoàng tử con vua Lý Thái Tổ. Những vị khác được thờ trong đình: Thần Phúc Đức, Bà Chúa Xứ, Thần Nông, Thần Hổ, Tiên sư, Hậu hiền, Ngũ hành, Quan Đế, Tiền hiền, Liệt sĩ...Với tuổi đời hơn 3 thế kỷ, đình Thông Tây Hội là một chứng nhân lịch sử về cư dân vùng Gò Vấp, một vùng đất ra đời tương đối sớm đối với Sài Gòn - Gia Định.
Tọa lạc trên một khu đất rộng 1.500m2 bên đường Thống Nhất thuộc quận Gò Vấp, TP HCM, đình Thông Tây Hội là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả khu vực Nam Bộ.
Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, ban đầu có tên là đình làng Hạnh Thông Tây. Từ năm 1944 đình mang tên Thông Tây Hội, do ghép từ tên hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội khi hai làng sát nhập.
Ngày nay toàn bộ khu đình vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc và vật liệu xây dựng của ngôi đình cổ. Mặt bằng kiến trúc của đình tạo thành hai trục song song với nhau: một trục dài (trục chính) gồm võ ca, chính điện (khu nhà bên trái trong ảnh); một trục ngắn (trục phụ): nhà hội sở (khu nhà bên phải).
Trung tâm của đình Thông Tây Hội là tòa chính điện gồm 2 nếp nhà ghép trùng nhau theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc". Chính điện cả có 48 cột, chia thành 8 dãy cột, mỗi dãy có 6 cột.
Trang trí của khu vực chính điện rất đặc sắc với các đầu kèo, bao lam, trang thờ thần, các cập câu đối được chạm khắc rất tinh xảo. Nhiều đồ thờ cúng có từ xưa, vẫn giữ nguyên được nước sơn son thếp vàng cổ.
Bên cạnh chính điện là nhà hội sở, được dùng làm văn phòng ban trị sự, nơi tiếp khách và chuẩn bị tế lễ.
Nhà hội sở có kích thước: ngang 12m, dài 19m, cao 4,2m; có 56 cột, chân cột kê đá xanh, có 3 nếp nhà "trùng thiềm điệp ốc"; có vách ván ngăn phòng làm việc với nhà kho.
Toàn bộ ngôi đình lợp ngói âm dương, trên nóc chính điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh.
Đình còn có các thành phần kiến trúc phụ như bia ông hổ, bàn thờ Thần Nông, miếu Bà Chúa Xứ (trong ảnh).
Đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt. Vị thần chính được thờ trong đình là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là Hoàng tử con vua Lý Thái Tổ. Những vị khác được thờ trong đình: Thần Phúc Đức, Bà Chúa Xứ, Thần Nông, Thần Hổ, Tiên sư, Hậu hiền, Ngũ hành, Quan Đế, Tiền hiền, Liệt sĩ...
Với tuổi đời hơn 3 thế kỷ, đình Thông Tây Hội là một chứng nhân lịch sử về cư dân vùng Gò Vấp, một vùng đất ra đời tương đối sớm đối với Sài Gòn - Gia Định.