Nắm ở bang Bihar của Ấn Độ, Phật viện Nalanda thành lập từ thế kỉ thứ 5, được coi là trung tâm đào
tạo Phật giáo lâu đời nhất thế giới.
Phật viện này là một quần thể kiến trúc dựng bằng gạch đỏ, có quy mô rất lớn, gồm nhiều công trình khác nhau như đền thờ, giảng đường, tăng xá... nằm trên một diện tích rộng 14ha. Vào thời hoàng kim của mình, Nalanda đã thu hút rất nhiều học giả và sinh viên từ cả các vùng xa xôi như Tây Tạng, Trung Quốc, Hy Lạp, và Ba Tư. Một trong những học viên nổi tiếng của ngôi trường là nhà sư Huyền Trang hay Đường Tam Tạng, nhân vật hình mẫu để xây dựng nên bộ phim Tây Du Ký nổi tiếng của Trung Quốc.
Theo sử sách, Đường Tam Tạng đã học ở đây trong 15 năm, vào thế kỉ thứ 7.Vào năm 1193, quân Hồi giáo người Thổ Nalanda tràn vào Ấn Độ đã tàn phá nặng nề Nalanda và đuổi các tu sĩ ra khỏi đây. Kể từ đó trung tâm tu học này chấm dứt hoạt động và trở thành một phế tích.
Kể từ năm 2014, chính phủ Ấn Độ cùng 18 quốc gia châu Á đã đồng thuận khôi phục lại hoạt động giảng dạy và học tập tại Nalanda, ở một địa điểm cách ngôi trường cũ 15km.Trong một cuộc bình chọn của người dân Ấn Độ, Nalanda đã được xếp trong danh sách 7 kỳ quan của nền văn minh Ấn Độ.
Nắm ở bang Bihar của Ấn Độ, Phật viện Nalanda thành lập từ thế kỉ thứ 5, được coi là trung tâm đào
tạo Phật giáo lâu đời nhất thế giới.
Phật viện này là một quần thể kiến trúc dựng bằng gạch đỏ, có quy mô rất lớn, gồm nhiều công trình khác nhau như đền thờ, giảng đường, tăng xá... nằm trên một diện tích rộng 14ha.
Vào thời hoàng kim của mình, Nalanda đã thu hút rất nhiều học giả và sinh viên từ cả các vùng xa xôi như Tây Tạng, Trung Quốc, Hy Lạp, và Ba Tư.
Một trong những học viên nổi tiếng của ngôi trường là nhà sư Huyền Trang hay Đường Tam Tạng, nhân vật hình mẫu để xây dựng nên bộ phim Tây Du Ký nổi tiếng của Trung Quốc.
Theo sử sách, Đường Tam Tạng đã học ở đây trong 15 năm, vào thế kỉ thứ 7.
Vào năm 1193, quân Hồi giáo người Thổ Nalanda tràn vào Ấn Độ đã tàn phá nặng nề Nalanda và đuổi các tu sĩ ra khỏi đây. Kể từ đó trung tâm tu học này chấm dứt hoạt động và trở thành một phế tích.
Kể từ năm 2014, chính phủ Ấn Độ cùng 18 quốc gia châu Á đã đồng thuận khôi phục lại hoạt động giảng dạy và học tập tại Nalanda, ở một địa điểm cách ngôi trường cũ 15km.
Trong một cuộc bình chọn của người dân Ấn Độ, Nalanda đã được xếp trong danh sách 7 kỳ quan của nền văn minh Ấn Độ.