Đền Cuông nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, là một ngôi đền linh thiêng nổi tiếng bậc nhất của xứ Nghệ. Đền được lập nên để thờ vua An Dương Vương.Sở dĩ đền có tên là đền Cuông là vì xưa kia, núi Mộ Dạ là nơi sinh sống của rất nhiều chim công. Người dân nơi đây thường gọi chim công theo tiếng địa phương là chim cuông. Do đó, ngôi đền nằm trên ngọn núi này cũng được gọi luôn là đền Cuông. Ngôi đền có tam quan khá đồ sộ, từ xa đã thấy toát lên vẻ uy nghi. Đền có kiến trúc đền theo kiểu chữ “Tam”, với tòa thượng điện ở phía trước.
Thượng điện là nơi đặt bàn thờ Thục Phán An Dương Vương.
Trung điện là tòa nhà xây theo kiểu chồng diêm 8 mái, kết nối với thượng điện qua khoảng sân hẹp.
Đây là nơi đặt bàn thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần.
Nhìn chung, các công trình kiến trúc ở đền Cuông vẫn giữ được nét cổ kính, hòa mình giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình.
Theo truyền thuyết, sau khi vua An Dương Vương tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ, nhân dân Diễn Châu đã lập miếu thờ ở Cửa Hiền. Tuy đã có miếu thờ, nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống, có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ. Dân chúng nghĩ rằng đó là linh hồn vua muốn yên ngự trên sườn núi nên đã lập đền thờ và rước linh hồn Ngài về đó để thờ phụng. Đền thờ Thục An Dương Vương trên núi Mộ Dạ có từ đó.Ngày nay, đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là địa điểm tâm linh tín ngưỡng linh thiêng. Lễ hội Đền Cuông vào ngày 15/2 hàng năm cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nước ta, thu hút người dân khắp nơi về tham gia.
Không chỉ đẹp về kiến trúc, cảnh quan, nét văn hóa lễ hội, đền Cuông còn nổi tiếng với những chuyện kỳ bí người dân trong vùng trực tiếp chứng kiến. Đó là việc chim hạc bay về đền đúng ngày khai mạc Lễ hội đền Cuông năm 1995, rồi cá voi chết dạt vào bờ biển cửa Hiền dịp lễ hội đền Cuông năm 1996.
Theo lý giải của các bậc cao niên, hạc về là hiện thân cho công chúa Mỵ Châu, và cá voi chết dạt vào bờ biển là minh chứng cho cái chết đầy bi thảm của An Dương Vương ở gần núi Mộ Dạ.
Đền Cuông nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, là một ngôi đền linh thiêng nổi tiếng bậc nhất của xứ Nghệ. Đền được lập nên để thờ vua An Dương Vương.
Sở dĩ đền có tên là đền Cuông là vì xưa kia, núi Mộ Dạ là nơi sinh sống của rất nhiều chim công. Người dân nơi đây thường gọi chim công theo tiếng địa phương là chim cuông. Do đó, ngôi đền nằm trên ngọn núi này cũng được gọi luôn là đền Cuông.
Ngôi đền có tam quan khá đồ sộ, từ xa đã thấy toát lên vẻ uy nghi.
Đền có kiến trúc đền theo kiểu chữ “Tam”, với tòa thượng điện ở phía trước.
Thượng điện là nơi đặt bàn thờ Thục Phán An Dương Vương.
Trung điện là tòa nhà xây theo kiểu chồng diêm 8 mái, kết nối với thượng điện qua khoảng sân hẹp.
Đây là nơi đặt bàn thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần.
Nhìn chung, các công trình kiến trúc ở đền Cuông vẫn giữ được nét cổ kính, hòa mình giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình.
Theo truyền thuyết, sau khi vua An Dương Vương tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ, nhân dân Diễn Châu đã lập miếu thờ ở Cửa Hiền. Tuy đã có miếu thờ, nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống, có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ. Dân chúng nghĩ rằng đó là linh hồn vua muốn yên ngự trên sườn núi nên đã lập đền thờ và rước linh hồn Ngài về đó để thờ phụng. Đền thờ Thục An Dương Vương trên núi Mộ Dạ có từ đó.
Ngày nay, đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là địa điểm tâm linh tín ngưỡng linh thiêng. Lễ hội Đền Cuông vào ngày 15/2 hàng năm cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nước ta, thu hút người dân khắp nơi về tham gia.
Không chỉ đẹp về kiến trúc, cảnh quan, nét văn hóa lễ hội, đền Cuông còn nổi tiếng với những chuyện kỳ bí người dân trong vùng trực tiếp chứng kiến. Đó là việc chim hạc bay về đền đúng ngày khai mạc Lễ hội đền Cuông năm 1995, rồi cá voi chết dạt vào bờ biển cửa Hiền dịp lễ hội đền Cuông năm 1996.
Theo lý giải của các bậc cao niên, hạc về là hiện thân cho công chúa Mỵ Châu, và cá voi chết dạt vào bờ biển là minh chứng cho cái chết đầy bi thảm của An Dương Vương ở gần núi Mộ Dạ.