Nằm ở cửa sông Dương Đông, Dinh Cậu được ví như là biểu tượng, là vùng đất thiêng liêng của người dân Phú Quốc. Biển, cát, nắng và đá hòa thành một tạo nên bức tranh hữu tình nơi đây.
Trải qua 29 bậc thang đá rêu phong để lên đến được điện thờ, Dinh Cậu được xây dựng trên những móm đá cổ nhô lên trên mặt biển tách biệt hẳn với đất liền. Sau này mới có đường từ đất liền ra Dinh Cậu.
Dinh Cậu được xây dựng từ thế kỷ 17 gắn liền với buổi đầu hoang sơ của Phú Quốc. Nơi đây còn được gọi là Miếu thờ Long Vương. Theo lời kể của người dân, từ khi có Dinh Cậu, các vụ tai nạn trên biển của ngư dân giảm hẳn.
Dinh Cậu liên quan đến tục thờ Mẫu của cư dân Việt, vì Cậu là Cậu Tài chính là con trai út của Bà Thủy. Đó là mối quan hệ mật thiết của tục thờ Bà – Cậu của cư dân từ thuở khai hoang.
Hình tượng “Cá hóa long” bằng gốm được trang trí tại ví trí mái góc trên mái điện.
Giữa
mái là sự hiện hữu của hình tượng "Lưỡng long tranh châu" quen thuộc trên các mái đình chùa của người Việt.
Lối vào điện thờ phía trên được đắp nổi các họa tiết hoa văn cầu kỳ cùng hình tượng con dơi tượng trưng cho trí thông minh và trường thọ. Ngoài ra, ta có thể dễ dàng nhận biết được năm trùng tu Dinh mới nhất là vào năm Kỷ Sửu (2009).
Bên trong điện thờ là thờ hai cậu “Tai” và “ Tài” – những cao nhân bảo vệ vùng biển đảo và phù hộ cho ngư dân trong các chuyến ra khơi. Hai cậu nhìn trực diện ra biển như dõi theo từng chuyến đi của ngư dân.
Bên trên điện thờ được chạm nổi các hoa vân cây lá, long, phụng bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh xảo.
Phía trước Dinh còn có bàn thờ “Ông Thiên”.
Phía trước bàn thờ “Ông Thiên” là mô hình tàu cá của ngư dân, được người dân tiến cúng hằng năm với ước nguyện nhận được che chở bảo vệ của hai Cậu trong các chuyến ra khơi và sẽ có một mùa thu hoạch cá bội thu.
Phần sân trước được tráng xi măng, và có một ngọn hải đăng mới được xây dựng sau này. Trước mỗi chuyến đi, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an.
Ngọn hải đăng và cột cờ tổ quốc trong khuôn viên Dinh Cậu trong nắng chiều.
Từ Dinh Cậu có thể nhìn toàn cảnh cửa sông Dương Đông cũng như Cảng Cá và con đê chắn sóng mới được xây dựng vài năm gần đây.
Nằm ở cửa sông Dương Đông, Dinh Cậu được ví như là biểu tượng, là vùng đất thiêng liêng của người dân Phú Quốc. Biển, cát, nắng và đá hòa thành một tạo nên bức tranh hữu tình nơi đây.
Trải qua 29 bậc thang đá rêu phong để lên đến được điện thờ, Dinh Cậu được xây dựng trên những móm đá cổ nhô lên trên mặt biển tách biệt hẳn với đất liền. Sau này mới có đường từ đất liền ra Dinh Cậu.
Dinh Cậu được xây dựng từ thế kỷ 17 gắn liền với buổi đầu hoang sơ của Phú Quốc. Nơi đây còn được gọi là Miếu thờ Long Vương. Theo lời kể của người dân, từ khi có Dinh Cậu, các vụ tai nạn trên biển của ngư dân giảm hẳn.
Dinh Cậu liên quan đến tục thờ Mẫu của cư dân Việt, vì Cậu là Cậu Tài chính là con trai út của Bà Thủy. Đó là mối quan hệ mật thiết của tục thờ Bà – Cậu của cư dân từ thuở khai hoang.
Hình tượng “Cá hóa long” bằng gốm được trang trí tại ví trí mái góc trên mái điện.
Giữa
mái là sự hiện hữu của hình tượng "Lưỡng long tranh châu" quen thuộc trên các mái đình chùa của người Việt.
Lối vào điện thờ phía trên được đắp nổi các họa tiết hoa văn cầu kỳ cùng hình tượng con dơi tượng trưng cho trí thông minh và trường thọ. Ngoài ra, ta có thể dễ dàng nhận biết được năm trùng tu Dinh mới nhất là vào năm Kỷ Sửu (2009).
Bên trong điện thờ là thờ hai cậu “Tai” và “ Tài” – những cao nhân bảo vệ vùng biển đảo và phù hộ cho ngư dân trong các chuyến ra khơi. Hai cậu nhìn trực diện ra biển như dõi theo từng chuyến đi của ngư dân.
Bên trên điện thờ được chạm nổi các hoa vân cây lá, long, phụng bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh xảo.
Phía trước Dinh còn có bàn thờ “Ông Thiên”.
Phía trước bàn thờ “Ông Thiên” là mô hình tàu cá của ngư dân, được người dân tiến cúng hằng năm với ước nguyện nhận được che chở bảo vệ của hai Cậu trong các chuyến ra khơi và sẽ có một mùa thu hoạch cá bội thu.
Phần sân trước được tráng xi măng, và có một ngọn hải đăng mới được xây dựng sau này. Trước mỗi chuyến đi, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an.
Ngọn hải đăng và cột cờ tổ quốc trong khuôn viên Dinh Cậu trong nắng chiều.
Từ Dinh Cậu có thể nhìn toàn cảnh cửa sông Dương Đông cũng như Cảng Cá và con đê chắn sóng mới được xây dựng vài năm gần đây.