Nằm ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, ngọn núi Nemrut (hay Nemrud) được coi là ngọn núi thiêng nổi tiếng bậc nhất của đất nước này.Đỉnh của ngọn núi này là nơi đặt lăng mộ của vua Antiochus I Theos, người cai trị vương quốc Commagene vào thế kỷ thứ nhất TCN.Đây là một khu mộ rất hoành tráng với hai bên lối vào là những pho tượng khổng lồ cao gần 9m.Đó là tượng của hai con sư tử, hai con đại bàng trong thần thoại Hy Lạp, Armenia và các vị thần của Iran như Hercules Vahagn, Zeus - Aramazd hay Oromasdes, Tyche, và Apollo - Mithras.Những bức tượng trước đây từng nguyên vẹn với việc khắc tên các vị thần lên đó để tỏ lòng tôn kính nhưng hiện nay trong tình trạng không có đầu, hay chỉ còn đầu và bị hư hại nằm rải rác khắp đỉnh núi.Phía sau các bức tượng là một lăng mộ khổng lồ hình nón có đường kính 152 m và cao 49 m, thoạy nhìn trông như một quả núi.Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lăng mộ các tượng có khuôn mặt theo phong cách Hy Lạp nhưng tóc và trang phục lại theo phong cách của người Ba Tư.Các sân trên đỉnh lăng mộ ở phía Tây có một phiến đá lớn và một con sư tử, cho thấy sự sắp xếp của các ngôi sao và các hành tinh như Sao Mộc, Sao Thủy và Sao Hỏa vào ngày mùng 7/7 năm 62 TCN. Điều này có thể là thời gian xây dựng lăng mộ là vào năm 62 TCN.Phần phía Đông khu lăng mộ được bảo quản rất tốt, gồm nhiều lớp đá, và một con đường chạy sát chân núi là bằng chứng của một hành lang và một bức tường bảo vệ với các bậc thang lên lăng mộ ở phía Đông và phía Tây.Nhìn chung, lăng mộ mang tính chất thiên văn học và tôn giáo với những nét nghệ thuật đặc sắc thời kỳ cổ đại.Di chỉ khảo cổ này được khai quật vào năm 1881 bởi Charles Sester, một kỹ sư người Đức. Những gì khai quật được là các bức tượng, tất cả trong tình trạng mất đầu, cùng với khu lăng mộ an táng của Antiochus nhưng không thấy mộ của ông.Năm 1987, UNESCO đã đưa di tích khảo cổ núi Nemrut của Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.Một số hình ảnh khác về khu lăng mộ trên núi Nemrut.
Nằm ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, ngọn núi Nemrut (hay Nemrud) được coi là ngọn núi thiêng nổi tiếng bậc nhất của đất nước này.
Đỉnh của ngọn núi này là nơi đặt lăng mộ của vua Antiochus I Theos, người cai trị vương quốc Commagene vào thế kỷ thứ nhất TCN.
Đây là một khu mộ rất hoành tráng với hai bên lối vào là những pho tượng khổng lồ cao gần 9m.
Đó là tượng của hai con sư tử, hai con đại bàng trong thần thoại Hy Lạp, Armenia và các vị thần của Iran như Hercules Vahagn, Zeus - Aramazd hay Oromasdes, Tyche, và Apollo - Mithras.
Những bức tượng trước đây từng nguyên vẹn với việc khắc tên các vị thần lên đó để tỏ lòng tôn kính nhưng hiện nay trong tình trạng không có đầu, hay chỉ còn đầu và bị hư hại nằm rải rác khắp đỉnh núi.
Phía sau các bức tượng là một lăng mộ khổng lồ hình nón có đường kính 152 m và cao 49 m, thoạy nhìn trông như một quả núi.
Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lăng mộ các tượng có khuôn mặt theo phong cách Hy Lạp nhưng tóc và trang phục lại theo phong cách của người Ba Tư.
Các sân trên đỉnh lăng mộ ở phía Tây có một phiến đá lớn và một con sư tử, cho thấy sự sắp xếp của các ngôi sao và các hành tinh như Sao Mộc, Sao Thủy và Sao Hỏa vào ngày mùng 7/7 năm 62 TCN. Điều này có thể là thời gian xây dựng lăng mộ là vào năm 62 TCN.
Phần phía Đông khu lăng mộ được bảo quản rất tốt, gồm nhiều lớp đá, và một con đường chạy sát chân núi là bằng chứng của một hành lang và một bức tường bảo vệ với các bậc thang lên lăng mộ ở phía Đông và phía Tây.
Nhìn chung, lăng mộ mang tính chất thiên văn học và tôn giáo với những nét nghệ thuật đặc sắc thời kỳ cổ đại.
Di chỉ khảo cổ này được khai quật vào năm 1881 bởi Charles Sester, một kỹ sư người Đức. Những gì khai quật được là các bức tượng, tất cả trong tình trạng mất đầu, cùng với khu lăng mộ an táng của Antiochus nhưng không thấy mộ của ông.
Năm 1987, UNESCO đã đưa di tích khảo cổ núi Nemrut của Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Một số hình ảnh khác về khu lăng mộ trên núi Nemrut.