Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân đến đỉnh ngọn núi Hùng (hay còn gọi là Nghĩa Lĩnh), cao 175 m, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.Núi Hùng hình đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Khu di tích Đền Hùng có tổng cộng 4 đền, một chùa và lăng vua Hùng gồm: Đền Thượng và lăng trên đỉnh, các Đền Trung, Đền Hạ và Đền Giếng nằm trên sườn núi.Kiến trúc hiện tại được xây dựng từ thời Hậu Lê và Nguyễn. Bản ngọc phả sao năm Hoằng Định thứ nhất (1600) nói trên núi Hùng có Đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Phục Phán, Đền Trung, Đền Hạ và chùa.Ngày 8/2/1994, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục. Trong ảnh là khu vực Đền Mẫu Âu Cơ, xây dựng vào năm 2001, khánh thành tháng 12/2004 trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).Nơi đây thờ 18 đời vua Hùng và 3 vị thần núi: "Hùng đồ thập bát thế Thánh Vương thánh vị". Tương truyền, vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.Từ trên cao có thể quan sát, xa xa phía Tây của Đền Hùng là dòng sông Thao nước đỏ, phía Đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa làm ranh giới của cố đô xưa.Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm.Vào mỗi dịp 10/3 âm lịch hàng năm, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Đền Hùng đón hàng triệu du khách từ mọi miền đổ về hành hương tưởng nhớ các đời vua Hùng đã có công dựng nước. Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962.
Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân đến đỉnh ngọn núi Hùng (hay còn gọi là Nghĩa Lĩnh), cao 175 m, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Núi Hùng hình đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Khu di tích Đền Hùng có tổng cộng 4 đền, một chùa và lăng vua Hùng gồm: Đền Thượng và lăng trên đỉnh, các Đền Trung, Đền Hạ và Đền Giếng nằm trên sườn núi.
Kiến trúc hiện tại được xây dựng từ thời Hậu Lê và Nguyễn. Bản ngọc phả sao năm Hoằng Định thứ nhất (1600) nói trên núi Hùng có Đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Phục Phán, Đền Trung, Đền Hạ và chùa.
Ngày 8/2/1994, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục. Trong ảnh là khu vực Đền Mẫu Âu Cơ, xây dựng vào năm 2001, khánh thành tháng 12/2004 trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).
Nơi đây thờ 18 đời vua Hùng và 3 vị thần núi: "Hùng đồ thập bát thế Thánh Vương thánh vị". Tương truyền, vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.
Từ trên cao có thể quan sát, xa xa phía Tây của Đền Hùng là dòng sông Thao nước đỏ, phía Đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa làm ranh giới của cố đô xưa.
Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm.
Vào mỗi dịp 10/3 âm lịch hàng năm, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Đền Hùng đón hàng triệu du khách từ mọi miền đổ về hành hương tưởng nhớ các đời vua Hùng đã có công dựng nước. Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962.