1. Laptop nhanh xập xệ
Khi “xài” laptop liên tục, bạn thấy máy có hiện tượng nóng lên, thậm chí máy tự động sập nguồn, không thể khởi động. Ngoài lỗi về phần cứng, nguyên nhân có thể do laptop không thể tản nhiệt. Bạn nên kiểm tra khe tản nhiệt (thường được bố trí ở 2 bên sườn hoặc phía sau thân máy) có bị che khuất hay không. Giải pháp cho tình huống này là vệ sinh khe tản nhiệt, loại bỏ bụi bẩn bám tại vị trí đó. Ngoài ra, trang bị thêm cho laptop quạt tản nhiệt, đế làm mát chuyên dụng.Laptop bị “đơ”, chậm nếu làm việc quá tải, cộng với sức ép từ lỗi phần mềm, bị mã độc tấn công. Cho máy nghỉ xả hơi và khởi động lại laptop là cách hữu hiệu bảo vệ laptop. Bạn đừng quên cập nhật hệ điều hành, quét virus cho máy. Việc bật laptop liên tục 24/24 sẽ tăng nguy cơ máy bị tấn công bởi phần mềm độc hại, hacker. Tốt nhất, bạn nên tắt máy khi không sử dụng, tránh sự nhòm ngó thông tin cá nhân. Ngoài ra, điều dễ nhận thấy là nếu mở laptop thường xuyên, hóa đơn tiền điện theo đó tăng lên. Nếu môi trường làm việc bắt buộc phải để laptop trong tình trạng hoạt động liên tục, bạn có thể cân nhắc để chế độ Hibernate hoặc Stand by. Mặc dù điện năng cung cấp cho máy trong hai chế độ này vẫn có, song sẽ tiết kiệm hơn một chút.2. Sức khỏe bị ảnh hưởng
Nhiều công việc gắn liền với laptop, ảnh hưởng đến sức khỏe như suy giảm trí nhớ, hại da, gây các vấn đề về cơ và sống lưng. Không ai khác, chính bạn phải là người khắc phục điểm yếu chí tử này của việc dùng laptop. Ngồi đúng tư thế, sắp xếp công việc để hạn chế tiếp xúc máy quá nhiều.
Vị trí ngồi làm việc với laptop nên có cây xanh, cân nhắc đặt thêm chậu cây hút khí độc để bảo vệ sức khỏe.
1. Laptop nhanh xập xệ
Khi “xài” laptop liên tục, bạn thấy máy có hiện tượng nóng lên, thậm chí máy tự động sập nguồn, không thể khởi động. Ngoài lỗi về phần cứng, nguyên nhân có thể do laptop không thể tản nhiệt. Bạn nên kiểm tra khe tản nhiệt (thường được bố trí ở 2 bên sườn hoặc phía sau thân máy) có bị che khuất hay không.
Giải pháp cho tình huống này là vệ sinh khe tản nhiệt, loại bỏ bụi bẩn bám tại vị trí đó. Ngoài ra, trang bị thêm cho laptop quạt tản nhiệt, đế làm mát chuyên dụng.
Laptop bị “đơ”, chậm nếu làm việc quá tải, cộng với sức ép từ lỗi phần mềm, bị mã độc tấn công. Cho máy nghỉ xả hơi và khởi động lại laptop là cách hữu hiệu bảo vệ laptop. Bạn đừng quên cập nhật hệ điều hành, quét virus cho máy.
Việc bật laptop liên tục 24/24 sẽ tăng nguy cơ máy bị tấn công bởi phần mềm độc hại, hacker. Tốt nhất, bạn nên tắt máy khi không sử dụng, tránh sự nhòm ngó thông tin cá nhân.
Ngoài ra, điều dễ nhận thấy là nếu mở laptop thường xuyên, hóa đơn tiền điện theo đó tăng lên. Nếu môi trường làm việc bắt buộc phải để laptop trong tình trạng hoạt động liên tục, bạn có thể cân nhắc để chế độ Hibernate hoặc Stand by. Mặc dù điện năng cung cấp cho máy trong hai chế độ này vẫn có, song sẽ tiết kiệm hơn một chút.
2. Sức khỏe bị ảnh hưởng
Nhiều công việc gắn liền với laptop, ảnh hưởng đến sức khỏe như suy giảm trí nhớ, hại da, gây các vấn đề về cơ và sống lưng. Không ai khác, chính bạn phải là người khắc phục điểm yếu chí tử này của việc dùng laptop. Ngồi đúng tư thế, sắp xếp công việc để hạn chế tiếp xúc máy quá nhiều.
Vị trí ngồi làm việc với laptop nên có cây xanh, cân nhắc đặt thêm chậu cây hút khí độc để bảo vệ sức khỏe.