1. Nhiều mẫu mã, chủng loại
Nhu cầu mua và cất giữ vàng trong nhà đã trở thành thói quen của người dân. Hiện nay, trên thị trường phổ biến ba dạng: vàng trắng, vàng Tây và vàng ta, chủ yếu được chế tác dạng miếng, thỏi hoặc đồ trang sức. Vàng tây là hợp kim giữa vàng và một số kim loại màu khác, tùy theo hàm lượng trong sản phẩm mà quy định số tuổi 10k, 14k, 18k hay 24k. Các sản phẩm có tuổi vàng cao sẽ sáng bóng và giá thành cao hơn. Quen thuộc hơn với người dùng là vàng ta, có màu ánh kim đậm, khá mềm và khó đánh bóng. Nữ trang từ chất liệu này thường không được đa dạng vì rất khó gắn đá quý hoặc tạo kiểu.
Nhân viên cửa hàng vàng bạc trên phố Trần Nhân Tông (Hoàn Kiếm) cho biết: " Thời gian gần đây, vàng trắng được người trẻ ưa chuộng, chủ yếu mua trang sức cưới hoặc lưu niệm vì màu sắc, thiết kế trẻ trung, nhiều kiểu dáng.
Đây là hợp kim của vàng và các loại kim loại quý khác, sản phẩm có màu trắng, ánh kim lấp lánh. Ngoài ra, loại này đặc tính cứng, phản quang và đàn hồi tốt, chịu được ma sát khi đeo. Các kiểu dáng do vàng trắng tạo ra phong phú hơn vàng ta vì có thể giữ chắc kim cương, đá quý gắn trên trang sức.
2. Làm thế nào để không bị "hố"?
Đánh vào tâm lý và nhu cầu mua vàng của nhiều người, các tiệm vàng gia công vì lợi nhuận đã độn thêm đồng, bạc, hợp kim khác để giảm tuổi và giá sản phẩm. Nhiều người ham rẻ mà không biết rằng sau một thời gian sử dụng, lớp xi sẽ bay hết làm lộ rõ bản chất thực của vàng, bị đỏ hoặc gỉ.
Để tránh tiền mất tật mang do hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên bỏ túi một số kinh nghiệm thay vì chỉ chú ý đến mức giá nên kiểm tra bao bì, không nên mua vàng miếng trong vỏ cũ, không có màng chống làm giả hay gọi là "bao kim tuyến".
Bằng mắt thường, nhiều người có thể dựa vào một số điểm như nét chữ, hình vẽ rồng vàng không sắc nét, chữ số dính vào nhau, để phân biệt sản phẩm. Khi mua, khách hàng phải có hóa đơn ghi rõ số seri, loại vàng để bảo hành hoặc có cơ sở khiếu nại nếu mua phải vàng nhái.
Ngoài ra, có thể xác định chất lượng vàng thông qua màu sắc, nếu có màu hơi đỏ là nhiều đồng, màu hơi trắng là nhiều bạc. Tùy độ tuổi khác nhau, màu của vàng 24K khá đậm, 18K nhạt hơn và không đỏ.
Theo anh Hoàng Văn Hiến (chủ cửa hàng vàng bạc - phố Nguyễn Lương Bằng): "Có nhiều cách phân biệt, xong chỉ đúng trong trường hợp cụ thể, tốt nhất nên dùng máy đo đạc thành phần chất rắn, lớp xi, hàm lượng kim loại trong đó, xem tuổi vàng có trùng khớp với số ghi trên bao bì hay không, từ đó sẽ phân biệt được vàng thật hay nhái".
Người tiêu dùng nên chọn cửa hàng uy tín, có đầy đủ hóa đơn, chế độ bảo hành, không nên mua vàng chợ đen, hạ giá và không rõ nguồn gốc.
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, chị Thái Trinh (nhân viên kế toán) cho biết: "Mình cũng từng mua vàng để tiết kiệm, "mua đâu bán đó" mới được giá. Mỗi sản phẩm họ sẽ có dấu hiệu riêng để nhận biết, chứ mình bán ở nơi khác, không có hóa đơn sẽ bị ép giá đó".
Cẩn trọng hơn, chọn cách đi tham khảo thị trường trước khi mua vàng, chị Thu Trang (Thanh Xuân) cho biết: "Mình thường đi khoảng 5-6 cửa hàng để xem bảng giá mua vào, bán ra của từng nơi, vì sợ bị "hố" lắm, chênh nhau được vài trăm là tốt lắm rồi. Tất nhiên, nên đi xem ở những cửa hàng có uy tín và đừng nên ham rẻ mà mua phải vàng trộn tạp chất".
Anh Hoàng Thọ (Đống Đa) cho rằng: "Giá ở các cửa hàng lớn khá ổn định, không trôi nổi như ngoài thị trường, mua ở đây thì yên tâm hơn vì có giấy tờ cẩn thận. Chỉ có điều người mua phải chịu thêm tiền chế tác trang sức không hề nhỏ, thành ra giá tiền mua đồ hơi cao".
Nickname tentaion trên Webtretho.com cũng cảnh báo các thành viên khác về việc "khó tin tuổi vàng" và mẫu mã "sến súa", "nhiều khi như thời Hồng Lâu Mộng" của các cửa hàng tư nhân, không có uy tín trên thị trường.
Cũng vì chưa có kinh nghiệm, nhiều người tiêu dùng đã mua phải vàng đểu. Anh Đ.N.H (Thanh Xuân) tâm sự: "Dịp sinh nhật vợ, mình mua một chiếc vòng vàng, có mặt đá ở cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi để làm quà, chỉ chọn dáng và xem giá tiền thôi. Ai dè, được khoảng 1 tháng thì vòng đen xỉn lại, mang ra tiệm khác kiểm tra thì đó là vàng bị độn, tiền mất mà mang bực mình vào thân. Từ đó mình rút kinh nghiệm hỏi kỹ tuổi vàng, ra tiệm có giấy bảo hành chứ không bạ đâu mua đó nữa".
1. Nhiều mẫu mã, chủng loại
Nhu cầu mua và cất giữ vàng trong nhà đã trở thành thói quen của người dân. Hiện nay, trên thị trường phổ biến ba dạng: vàng trắng, vàng Tây và vàng ta, chủ yếu được chế tác dạng miếng, thỏi hoặc đồ trang sức.
Vàng tây là hợp kim giữa vàng và một số kim loại màu khác, tùy theo hàm lượng trong sản phẩm mà quy định số tuổi 10k, 14k, 18k hay 24k. Các sản phẩm có tuổi vàng cao sẽ sáng bóng và giá thành cao hơn.
Quen thuộc hơn với người dùng là vàng ta, có màu ánh kim đậm, khá mềm và khó đánh bóng. Nữ trang từ chất liệu này thường không được đa dạng vì rất khó gắn đá quý hoặc tạo kiểu.
Nhân viên cửa hàng vàng bạc trên phố Trần Nhân Tông (Hoàn Kiếm) cho biết: " Thời gian gần đây, vàng trắng được người trẻ ưa chuộng, chủ yếu mua trang sức cưới hoặc lưu niệm vì màu sắc, thiết kế trẻ trung, nhiều kiểu dáng.
Đây là hợp kim của vàng và các loại kim loại quý khác, sản phẩm có màu trắng, ánh kim lấp lánh. Ngoài ra, loại này đặc tính cứng, phản quang và đàn hồi tốt, chịu được ma sát khi đeo. Các kiểu dáng do vàng trắng tạo ra phong phú hơn vàng ta vì có thể giữ chắc kim cương, đá quý gắn trên trang sức.
2. Làm thế nào để không bị "hố"?
Đánh vào tâm lý và nhu cầu mua vàng của nhiều người, các tiệm vàng gia công vì lợi nhuận đã độn thêm đồng, bạc, hợp kim khác để giảm tuổi và giá sản phẩm. Nhiều người ham rẻ mà không biết rằng sau một thời gian sử dụng, lớp xi sẽ bay hết làm lộ rõ bản chất thực của vàng, bị đỏ hoặc gỉ.
Để tránh tiền mất tật mang do hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên bỏ túi một số kinh nghiệm thay vì chỉ chú ý đến mức giá nên kiểm tra bao bì, không nên mua vàng miếng trong vỏ cũ, không có màng chống làm giả hay gọi là "bao kim tuyến".
Bằng mắt thường, nhiều người có thể dựa vào một số điểm như nét chữ, hình vẽ rồng vàng không sắc nét, chữ số dính vào nhau, để phân biệt sản phẩm. Khi mua, khách hàng phải có hóa đơn ghi rõ số seri, loại vàng để bảo hành hoặc có cơ sở khiếu nại nếu mua phải vàng nhái.
Ngoài ra, có thể xác định chất lượng vàng thông qua màu sắc, nếu có màu hơi đỏ là nhiều đồng, màu hơi trắng là nhiều bạc. Tùy độ tuổi khác nhau, màu của vàng 24K khá đậm, 18K nhạt hơn và không đỏ.
Theo anh Hoàng Văn Hiến (chủ cửa hàng vàng bạc - phố Nguyễn Lương Bằng): "Có nhiều cách phân biệt, xong chỉ đúng trong trường hợp cụ thể, tốt nhất nên dùng máy đo đạc thành phần chất rắn, lớp xi, hàm lượng kim loại trong đó, xem tuổi vàng có trùng khớp với số ghi trên bao bì hay không, từ đó sẽ phân biệt được vàng thật hay nhái".
Người tiêu dùng nên chọn cửa hàng uy tín, có đầy đủ hóa đơn, chế độ bảo hành, không nên mua vàng chợ đen, hạ giá và không rõ nguồn gốc.
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, chị Thái Trinh (nhân viên kế toán) cho biết: "Mình cũng từng mua vàng để tiết kiệm, "mua đâu bán đó" mới được giá. Mỗi sản phẩm họ sẽ có dấu hiệu riêng để nhận biết, chứ mình bán ở nơi khác, không có hóa đơn sẽ bị ép giá đó".
Cẩn trọng hơn, chọn cách đi tham khảo thị trường trước khi mua vàng, chị Thu Trang (Thanh Xuân) cho biết: "Mình thường đi khoảng 5-6 cửa hàng để xem bảng giá mua vào, bán ra của từng nơi, vì sợ bị "hố" lắm, chênh nhau được vài trăm là tốt lắm rồi. Tất nhiên, nên đi xem ở những cửa hàng có uy tín và đừng nên ham rẻ mà mua phải vàng trộn tạp chất".
Anh Hoàng Thọ (Đống Đa) cho rằng: "Giá ở các cửa hàng lớn khá ổn định, không trôi nổi như ngoài thị trường, mua ở đây thì yên tâm hơn vì có giấy tờ cẩn thận. Chỉ có điều người mua phải chịu thêm tiền chế tác trang sức không hề nhỏ, thành ra giá tiền mua đồ hơi cao".
Nickname tentaion trên Webtretho.com cũng cảnh báo các thành viên khác về việc "khó tin tuổi vàng" và mẫu mã "sến súa", "nhiều khi như thời Hồng Lâu Mộng" của các cửa hàng tư nhân, không có uy tín trên thị trường.
Cũng vì chưa có kinh nghiệm, nhiều người tiêu dùng đã mua phải vàng đểu. Anh Đ.N.H (Thanh Xuân) tâm sự: "Dịp sinh nhật vợ, mình mua một chiếc vòng vàng, có mặt đá ở cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi để làm quà, chỉ chọn dáng và xem giá tiền thôi. Ai dè, được khoảng 1 tháng thì vòng đen xỉn lại, mang ra tiệm khác kiểm tra thì đó là vàng bị độn, tiền mất mà mang bực mình vào thân. Từ đó mình rút kinh nghiệm hỏi kỹ tuổi vàng, ra tiệm có giấy bảo hành chứ không bạ đâu mua đó nữa".