Olivia Muus, một nhà thiết kế và tiếp thị có trụ sở tại Đan Mạch đã thực hiện dự án “Bảo tàng Selfie” với hình ảnh những nhân vật trong các bức họa nổi tiếng đang vươn tay ra chụp ảnh tự sướng với chiếc smartphone của mình."Một chuyến viếng thăm các triển lãm Quốc gia ở Đan Mạch cùng một người bạn đã đem lại cho tôi cảm hứng thực hiện dự án Bảo tàng Selfies. Đây là một dự án vui. Nhưng tôi hy vọng nó sẽ khiến mọi người
ghé thăm bảo tàng nhiều hơn và cùng tham gia Bảo tàng Selfies”, Olivia Muus nói.Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể chụp cho mình một bức ảnh “Selfie”. Việc chụp ảnh “Selfies” không chỉ giới hạn với một người mà nhiều người cũng có thể tham gia.Tình trạng chụp hình sự sướng trong các viện bảo tàng cũng trở nên rất thịnh hành. Tại những viện bảo tàng cấm chụp hình như Frick Collection ở New York, các nhân viên bảo vệ phải thường xuyên nhắc nhở khách tham quan không được chụp hình đến nỗi quên cả việc trông coi các tác phẩm nghệ thuật.Dự án “Bảo tàng Selfie” của Olivia Muus chính là một hồi chuông cảnh báo về việc chụp ảnh “ Selfie” ở những nơi công cộng, đặc biệt là ở bảo tàng nghệ thuật.Chụp hình tự sướng có thể coi là thảm họa mới nhất tại bảo tàng nghệ thuật. Tầm quan trọng của điện thoại là không thể phủ nhận. Nhưng chúng đang dần thay đổi cách con người trải nghiệm nghệ thuật và đặt ra những thách thức lớn với các viện bảo tàng.
Olivia Muus, một nhà thiết kế và tiếp thị có trụ sở tại Đan Mạch đã thực hiện dự án “Bảo tàng Selfie” với hình ảnh những nhân vật trong các bức họa nổi tiếng đang vươn tay ra chụp ảnh tự sướng với chiếc smartphone của mình.
"Một chuyến viếng thăm các triển lãm Quốc gia ở Đan Mạch cùng một người bạn đã đem lại cho tôi cảm hứng thực hiện dự án Bảo tàng Selfies. Đây là một dự án vui. Nhưng tôi hy vọng nó sẽ khiến mọi người
ghé thăm bảo tàng nhiều hơn và cùng tham gia Bảo tàng Selfies”, Olivia Muus nói.
Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể chụp cho mình một bức ảnh “Selfie”. Việc chụp ảnh “Selfies” không chỉ giới hạn với một người mà nhiều người cũng có thể tham gia.
Tình trạng chụp hình sự sướng trong các viện bảo tàng cũng trở nên rất thịnh hành. Tại những viện bảo tàng cấm chụp hình như Frick Collection ở New York, các nhân viên bảo vệ phải thường xuyên nhắc nhở khách tham quan không được chụp hình đến nỗi quên cả việc trông coi các tác phẩm nghệ thuật.
Dự án “Bảo tàng Selfie” của Olivia Muus chính là một hồi chuông cảnh báo về việc chụp ảnh “ Selfie” ở những nơi công cộng, đặc biệt là ở bảo tàng nghệ thuật.
Chụp hình tự sướng có thể coi là thảm họa mới nhất tại bảo tàng nghệ thuật. Tầm quan trọng của điện thoại là không thể phủ nhận. Nhưng chúng đang dần thay đổi cách con người trải nghiệm nghệ thuật và đặt ra những thách thức lớn với các viện bảo tàng.