Một trong những sai lầm lớn nhất của hầu hết người mua hàng đó là đặt niềm tin quá lớn vào lời quảng cáo của nhà sản xuất. Cũng chính vì thế mà khi lựa chọn một món đồ nào đó, người dùng thường có những quan niệm "lệch lạc".
Camera càng nhiều "chấm" chụp hình càng đẹp
"Camera bao nhiêu chấm?" là câu hỏi quen thuộc của rất nhiều người khi mua máy ảnh hoặc điện thoại. Trong thực tế, một chiếc camera 16 chấm chưa chắc chụp đã đẹp bằng một chiếc camera 8 chấm. Phần lớn trong số chúng thực ra chỉ là chiêu bài để các nhà sản xuất quảng cáo cho sản phẩm của họ.
|
Camera nhiều "chấm" không đồng nghĩa với chụp ảnh đẹp hơn. |
Thuật ngữ "chấm" của máy ảnh nhằm ám chỉ đến độ phân giải tính bằng Megapixel của cảm biến. Sự thật là máy ảnh có độ phân giải lớn (nhiều chấm) không đồng nghĩa với việc chụp đẹp hơn. Thay vào đó, chất lượng ảnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công nghệ cảm biến, bộ vi xử lý, chất lượng linh kiện...
Bộ vi xử lý càng nhiều "GHz" thì máy càng mạnh
Cũng giống như "chấm" của máy ảnh, nhiều người tin rằng bộ vi xử lý của
điện thoại hay máy tính có tốc độ càng cao thì máy của họ càng mạnh. Điều này không hoàn toàn đúng, và trong đa số trường hợp là sai hoàn toàn.
|
Tốc độ xử lý chỉ là một tiêu chí đánh giá hiệu năng CPU. |
Tốc độ của bộ vi xử lý thường được tính bằng Hz, và chính là số lượng phép tính logic mà nó có thể thực hiện được trong một giây. Tuy nhiên, hiệu năng của bộ vi xử lý thường được đánh giá thông qua hiệu quả làm việc, kiến thúc sử dụng, số lượng nhân, bộ nhớ đệm...
Càng nhiều vạch thì sóng càng tốt
Số lượng vạch là tiêu chí mà hầu hết người dùng đưa ra để đánh giá
độ mạnh yếu của sóng điện thoại. Tuy nhiên, điều này là chưa đúng bởi các vạch sóng hiển thị trên màn hình điện thoại chỉ thể hiện cường độ sóng phát ra từ cột phát sóng gần nhất.
|
Càng gần trạm phát sóng, cường độ sóng càng mạnh. |
Thực tế thì độ mạnh yếu của sóng điện thoại sẽ phụ thuộc vào số lượng thiết bị đang kết nối cùng lúc với cột sóng gần với bạn nhất. Đó cũng là lý do tại sao ở những chỗ đông người như sân vận động hay siêu thị thì tốc độ 3G thường chậm.
TV LCD càng mỏng càng tốt
Điều này hoàn toàn sai, bởi độ mỏng của TV LCD chỉ để tôn vinh thiết kế mà nhà sản xuất mang đến. Trong khi đó, để tạo ra những chiếc TV LCD siêu mỏng thì nhà sản xuất thường phải sử dụng công nghệ LED viền.
|
TV mỏng thì đẹp, nhưng chưa chắc là tốt. |
Điểm yếu của TV siêu mỏng sử dụng công nghệ LED viền đó là độ sáng càng không đồng đều và dễ bị hở sáng, điều này có thể dễ dàng quan sát nếu bạn cho TV hiển thị một hình màu đen. Do đó, nếu thực sự cần đến một TV siêu mỏng với chất lượng hình ảnh tốt nhất, TV OLED là một lựa chọn hàng đầu.
Loa càng to và công suất càng lớn nghe càng hay
Những chiếc loa cồng kềnh thường có công suất rất lớn. Tuy nhiên, công suất không phải là tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng của một cặp loa.
|
Kích thước và công suất không phản ảnh chất lượng loa. |
Thay vào đó, một cặp loa hay sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm sở thích âm nhạc, các công nghệ dùng để chế tạo củ loa, thiết kết thùng loa, amply.... hay thậm chí là sợi dây kết nối. Kích thước và công suất của loa thường liên quan đến diện tích phòng nghe. Loa to và công suất lớn phù hợp với phòng nghe lớn, còn loa nhỏ và công suất nhỏ sẽ phù hợp với những phòng nghe có diện tích vừa phải.
TV 4K nét hơn TV Full HD
TV 4K đang trở thành trao lưu mua sắm của nhiều gia đình, và nhiều người tin rằng TV 4K nét và đẹp hơn so với TV Full HD.
Sự thật là TV 4k thực sự mang đến hình ảnh sắc nét và đẹp hơn so với Full HD. Tuy nhiên, để phát huy được ưu điểm này thì cần rất nhiều yếu tố, bao gồm khoảng cách xem, kích thước mà hình và chất lượng nội dung.
|
Sự khác biệt giữa Full HD và 4K là khó phân biệt ở khoảng cách xem và kích thước thông thường của TV. |
Theo CNET, một chiếc TV 4K 84 inch thực sự phát huy tác dụng nếu như bạn ngồi cách màn hình 1,6 mét. Tuy nhiên, trong thực tế thì rất ít người dí sát mắt vào những chiếc TV 4K 50 hay 60 inch để xem phim 4K. Thay vào đó, chúng ta thường đặt TV cách ghế sô pha từ 2 - 4 mét, và ở khoảng cách này việc phân biệt nội dung 4K và Full HD trên TV kích thước dưới 80 inch là chuyện rất khó.
Rút đột ngột sẽ làm USB bị hỏng
Nhiều người luôn bị ám ảnh rằng việc rút đột ngột sẽ làm USB của họ bị hỏng. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra. Thứ đáng lo ngại nhất đó chính là dữ liệu.
Điều ngạc nhiên là dữ liệu cũng rất khó bị mất nếu như bạn rút USB đột ngột, trừ khi bạn rút USB khi máy tính đang copy dữ liệu từ ổ cứng.
|
Rút đột ngột không làm hỏng USB. |