Anh Hoàng Thanh Tùng (37 tuổi, kiến trúc sư) có niềm đam mê xê dịch từ khi còn trẻ. Sau khi kết hôn với chị Nguyễn Thúy Quỳnh (30 tuổi, nhân viên ngân hàng), cả hai cùng thực hiện những chuyến đi vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc. Một lần anh nói vui với vợ: "Hay mỗi lần đi đến đâu mình chụp một bộ ảnh áo dài làm kỷ niệm cho con cháu sau này thấy ông bà ngày xưa thế nào". Và thế là những bức ảnh đầu tiên trong dự án “Áo dài 100 điểm đến” ra đời.Bộ ảnh đầu tiên của dự án trong hành trình Ý – Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 5/2018. Trước đó, hồi tháng 3/2016, vợ chồng anh Tùng đã thực hiện những bức ảnh “thai nghén” trong chuyến đi Nhật Bản. Trong hai năm rưỡi, gia đình anh đã đi qua 12 quốc gia và 30 điểm đến khắp thế giới tại châu Âu, châu Á, châu Phi.Cả hai muốn thực hiện đủ 100 địa danh trên khắp thế giới, dự kiến mất khoảng 10 năm.Với anh, điều khó khăn nhất là việc chọn địa điểm chụp ảnh phù hợp. Ảnh cần toát lên vẻ đặc trưng của địa danh và phải chụp vào khung giờ vắng khách du lịch. Trong mỗi hành trình, hai vợ chồng lại có khó khăn và rủi ro riêng như thời tiết khắc nghiệt, khoảng cách đến điểm chụp hay rủi ro về an ninh .Giai đoạn đầu của dự án, việc chuẩn bị cho các bộ ảnh mất khá nhiều thời gian, có lúc anh và vợ phải dậy sớm từ 4h30 sáng để kịp ngắm bình minh ở London (Anh) hay leo mấy quả đồi tại Edinburgh (Scotland) giữa trời gió giật. Rồi có những lúc, vợ chồng anh chụp ảnh trong cái nắng chói chang 36 độ ở Địa Trung Hải hay âm 13 độ giữa trời tuyết rơi ở Hokkaido (Nhật Bản). Tất cả đều là những kỷ niệm vô giá được gửi hết vào trong các bức ảnh của vợ chồng anh.Kinh phí cho các chuyến đi cũng tương đương với các chuyến du lịch mà mọi người vẫn thấy các công ty du lịch quảng cáo, chỉ có điều gia đình anh Thanh Tùng tính toán thời gian và các địa điểm phù hợp với mục đích của dự án hơn.Trong quá trình chụp ảnh, nhiều người lầm tưởng áo dài là trang phục của nước khác nhưng anh Tùng đều kiên nhẫn giải thích về tà áo dài, biểu tượng văn hóa gắn với hình tượng phụ nữ Việt Nam một cách rất tự hào. Họ đều khen áo dài là trang phục đẹp, rất tôn dáng, thuận tiện cho việc đi lại hàng ngày, sự gợi cảm ở mức độ vừa phải và vẫn phù hợp với những nơi tôn nghiêm.Với tình hình dịch bệnh phức tạp trên thế giới, có lẽ đến cuối năm 2021 gia đình anh mới tiếp tục thực hiện dự án ở các điểm đến nước ngoài.Hiện nay, gia đình anh Tùng đang lên kế hoạch cho chuyến đi Trung-Nam Mỹ hoặc các nước Trung-Bắc Âu. Tuy nhiên, anh chỉ thực hiện chuyến đi cho tới khi cảm thấy thực sự an toàn.Hành trình còn dài, anh hy vọng sẽ không nản lòng để thực hiện được trọn vẹn dự án giới thiệu vẻ đẹp áo dài.
Anh Hoàng Thanh Tùng (37 tuổi, kiến trúc sư) có niềm đam mê xê dịch từ khi còn trẻ. Sau khi kết hôn với chị Nguyễn Thúy Quỳnh (30 tuổi, nhân viên ngân hàng), cả hai cùng thực hiện những chuyến đi vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc. Một lần anh nói vui với vợ: "Hay mỗi lần đi đến đâu mình chụp một bộ ảnh áo dài làm kỷ niệm cho con cháu sau này thấy ông bà ngày xưa thế nào". Và thế là những bức ảnh đầu tiên trong dự án “Áo dài 100 điểm đến” ra đời.
Bộ ảnh đầu tiên của dự án trong hành trình Ý – Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 5/2018. Trước đó, hồi tháng 3/2016, vợ chồng anh Tùng đã thực hiện những bức ảnh “thai nghén” trong chuyến đi Nhật Bản. Trong hai năm rưỡi, gia đình anh đã đi qua 12 quốc gia và 30 điểm đến khắp thế giới tại châu Âu, châu Á, châu Phi.
Cả hai muốn thực hiện đủ 100 địa danh trên khắp thế giới, dự kiến mất khoảng 10 năm.
Với anh, điều khó khăn nhất là việc chọn địa điểm chụp ảnh phù hợp. Ảnh cần toát lên vẻ đặc trưng của địa danh và phải chụp vào khung giờ vắng khách du lịch. Trong mỗi hành trình, hai vợ chồng lại có khó khăn và rủi ro riêng như thời tiết khắc nghiệt, khoảng cách đến điểm chụp hay rủi ro về an ninh .
Giai đoạn đầu của dự án, việc chuẩn bị cho các bộ ảnh mất khá nhiều thời gian, có lúc anh và vợ phải dậy sớm từ 4h30 sáng để kịp ngắm bình minh ở London (Anh) hay leo mấy quả đồi tại Edinburgh (Scotland) giữa trời gió giật. Rồi có những lúc, vợ chồng anh chụp ảnh trong cái nắng chói chang 36 độ ở Địa Trung Hải hay âm 13 độ giữa trời tuyết rơi ở Hokkaido (Nhật Bản). Tất cả đều là những kỷ niệm vô giá được gửi hết vào trong các bức ảnh của vợ chồng anh.
Kinh phí cho các chuyến đi cũng tương đương với các chuyến du lịch mà mọi người vẫn thấy các công ty du lịch quảng cáo, chỉ có điều gia đình anh Thanh Tùng tính toán thời gian và các địa điểm phù hợp với mục đích của dự án hơn.
Trong quá trình chụp ảnh, nhiều người lầm tưởng áo dài là trang phục của nước khác nhưng anh Tùng đều kiên nhẫn giải thích về tà áo dài, biểu tượng văn hóa gắn với hình tượng phụ nữ Việt Nam một cách rất tự hào. Họ đều khen áo dài là trang phục đẹp, rất tôn dáng, thuận tiện cho việc đi lại hàng ngày, sự gợi cảm ở mức độ vừa phải và vẫn phù hợp với những nơi tôn nghiêm.
Với tình hình dịch bệnh phức tạp trên thế giới, có lẽ đến cuối năm 2021 gia đình anh mới tiếp tục thực hiện dự án ở các điểm đến nước ngoài.
Hiện nay, gia đình anh Tùng đang lên kế hoạch cho chuyến đi Trung-Nam Mỹ hoặc các nước Trung-Bắc Âu. Tuy nhiên, anh chỉ thực hiện chuyến đi cho tới khi cảm thấy thực sự an toàn.
Hành trình còn dài, anh hy vọng sẽ không nản lòng để thực hiện được trọn vẹn dự án giới thiệu vẻ đẹp áo dài.