KATINAT là thương hiệu đồ uống từng được nhiều người yêu thích, năm vừa qua đã vướng vào không ít những lùm xùm, tranh cãi khiến hình ảnh của thương hiệu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Tối ngày 11/9/2024, fanpage chính thức của Katinat thông báo kế hoạch dành một phần doanh thu để ủng hộ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai, bằng cách trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước bán ra tại hệ thống từ ngày 12/9 đến hết ngày 30/9/2024.Tuy nhiên, thay vì nhận về những lời cảm ơn, thì thương hiệu này đã gặp phải nhiều luồng ý kiến tranh cãi dữ dội, thậm chí, làn sóng tẩy chay thương hiệu cũng được nhiều người bắt đầu khởi xướng.Phần lớn người dùng cho rằng số tiền trích ra là quá nhỏ so với giá trị một ly nước của thương hiệu này dao động khoảng 60.000 - 70.000 đồng, vậy nên thà bỏ tiền ra uống 1 ly nước để ủng hộ, thì họ nhịn uống ủng hộ luôn số tiền đó.Sau đó, KATINAT đã phải chỉnh sửa lại bài đăng, thêm vào nội dung: "KATINAT chủ động trích ra từ doanh thu thực tế, hành động không mang tính kêu gọi và hoàn toàn đến từ mong muốn góp chút sức nhỏ, cùng Đồng Bào vượt qua giai đoạn khó khăn này".Tuy nhiên bài đăng không xoa dịu được phần nào phản ứng của cộng đồng mạng. Sau đó 1 ngày, KATINAT đã đăng bài đính chính và gửi lời xin lỗi tới người dùng vì "cách truyền thông có những hiểu lầm, dẫn đến ý kiến trái chiều trong hoạt động chung tay cùng đồng bào vùng lũ". Thương hiệu này đã góp 1 tỉ đồng trực tiếp cho Ban Cứu trợ Trung ương để ủng hộ, thay vì trích và chuyển tiền dựa trên số lượng ly nước thực tế phục vụ khách mỗi ngày như dự kiến ban đầu.Sau đó chỉ vài tháng, khi sự việc từ thiện đã dần lắng xuống, Katinat đã lấy lại được sự ưu ái của khách hàng làm nên “trend” mới trên mạng xã hội với chiếc ly màu hồng. Thế nhưng cũng chính khi chiếc ly hồng của thương hiệu này đang hot rần rần trên mạng, sự cố liên quan đến nội dung trên tem dán của sản phẩm đã một lần nữa đẩy KATINAT lên đầu sóng ngọn gió. Cụ thể, thay vì viết "giảm đường, giảm đá", một nhân viên tự ý thay nội dung ở tem dán thành “giảm đường, giảm An Tây”.Điều này ngay lập tức gây nên những tranh cãi trái chiều, việc thay thế "đá" thành "An Tây" liên quan đến sự việc một nữ người mẫu vừa vướng vào lao lý gần đây. Nhiều người bày tỏ sự bức xúc, cho rằng việc ghi trên ly nước như vậy là cách làm thiếu tinh tế và "không sạch sẽ" khi sử dụng khái niệm gây tranh cãi.Trước làn sóng dư luận, Katinat đã nhanh chóng đưa ra thông báo đính chính chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ. Trong bài viết chính thức, thương hiệu thừa nhận đây là một sự cố nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của Katinat mà còn làm giảm trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, họ đã kiểm tra, xác minh sự việc và cam kết xử lý nghiêm trường hợp này (sa thải nhân viên tự ý thay đổi từ ngữ) nhằm tránh lặp lại trong tương lai.Trước đó, thương hiệu cùng từng xuất hiện với tần suất dày đặc trên mạng xã hội qua những bài đăng rewiew chất lượng đồ uống. Nhiều người cho rằng với cái giá khá chát, thì đồ uống của KATINAT bị cho là chất lượng chưa tương xứng, cốc chỉ toàn đá, lượng đồ uống thực tế vô cùng ít.Dù vướng phải nhiều ồn ào, tuy nhiên không thể phủ nhận được độ nhận diện của KATINAT trên các phương tiện truyền thông. Thương hiệu này tập trung vào tệp khách hàng trẻ, sẵn sàng chi tiền ở mức cao, đòi hỏi một dịch vụ xứng đáng trong một không gian đẹp để dễ dàng "sống ảo".
KATINAT là thương hiệu đồ uống từng được nhiều người yêu thích, năm vừa qua đã vướng vào không ít những lùm xùm, tranh cãi khiến hình ảnh của thương hiệu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tối ngày 11/9/2024, fanpage chính thức của Katinat thông báo kế hoạch dành một phần doanh thu để ủng hộ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai, bằng cách trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước bán ra tại hệ thống từ ngày 12/9 đến hết ngày 30/9/2024.
Tuy nhiên, thay vì nhận về những lời cảm ơn, thì thương hiệu này đã gặp phải nhiều luồng ý kiến tranh cãi dữ dội, thậm chí, làn sóng tẩy chay thương hiệu cũng được nhiều người bắt đầu khởi xướng.
Phần lớn người dùng cho rằng số tiền trích ra là quá nhỏ so với giá trị một ly nước của thương hiệu này dao động khoảng 60.000 - 70.000 đồng, vậy nên thà bỏ tiền ra uống 1 ly nước để ủng hộ, thì họ nhịn uống ủng hộ luôn số tiền đó.
Sau đó, KATINAT đã phải chỉnh sửa lại bài đăng, thêm vào nội dung: "KATINAT chủ động trích ra từ doanh thu thực tế, hành động không mang tính kêu gọi và hoàn toàn đến từ mong muốn góp chút
sức nhỏ, cùng Đồng Bào vượt qua giai đoạn khó khăn này".
Tuy nhiên bài đăng không xoa dịu được phần nào phản ứng của cộng đồng mạng. Sau đó 1 ngày, KATINAT đã đăng bài đính chính và gửi lời xin lỗi tới người dùng vì "cách truyền thông có những hiểu lầm, dẫn đến ý kiến trái chiều trong hoạt động chung tay cùng đồng bào vùng lũ". Thương hiệu này đã góp 1 tỉ đồng trực tiếp cho Ban Cứu trợ Trung ương để ủng hộ, thay vì trích và chuyển tiền dựa trên số lượng ly nước thực tế phục vụ khách mỗi ngày như dự kiến ban đầu.
Sau đó chỉ vài tháng, khi sự việc từ thiện đã dần lắng xuống, Katinat đã lấy lại được sự ưu ái của khách hàng làm nên “trend” mới trên mạng xã hội với chiếc ly màu hồng. Thế nhưng cũng chính khi chiếc ly hồng của thương hiệu này đang hot rần rần trên mạng, sự cố liên quan đến nội dung trên tem dán của sản phẩm đã một lần nữa đẩy KATINAT lên đầu sóng ngọn gió. Cụ thể, thay vì viết "giảm đường, giảm đá", một nhân viên tự ý thay nội dung ở tem dán thành “giảm đường, giảm An Tây”.
Điều này ngay lập tức gây nên những tranh cãi trái chiều, việc thay thế "đá" thành "An Tây" liên quan đến sự việc một nữ người mẫu vừa vướng vào lao lý gần đây. Nhiều người bày tỏ sự bức xúc, cho rằng việc ghi trên ly nước như vậy là cách làm thiếu tinh tế và "không sạch sẽ" khi sử dụng khái niệm gây tranh cãi.
Trước làn sóng dư luận, Katinat đã nhanh chóng đưa ra thông báo đính chính chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ. Trong bài viết chính thức, thương hiệu thừa nhận đây là một sự cố nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của Katinat mà còn làm giảm trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, họ đã kiểm tra, xác minh sự việc và cam kết xử lý nghiêm trường hợp này (sa thải nhân viên tự ý thay đổi từ ngữ) nhằm tránh lặp lại trong tương lai.
Trước đó, thương hiệu cùng từng xuất hiện với tần suất dày đặc trên mạng xã hội qua những bài đăng rewiew chất lượng đồ uống. Nhiều người cho rằng với cái giá khá chát, thì đồ uống của KATINAT bị cho là chất lượng chưa tương xứng, cốc chỉ toàn đá, lượng đồ uống thực tế vô cùng ít.
Dù vướng phải nhiều ồn ào, tuy nhiên không thể phủ nhận được độ nhận diện của KATINAT trên các phương tiện truyền thông. Thương hiệu này tập trung vào tệp khách hàng trẻ, sẵn sàng chi tiền ở mức cao, đòi hỏi một dịch vụ xứng đáng trong một không gian đẹp để dễ dàng "sống ảo".