Ngày 6/11, cặp chuyển giới từ nam sang nữ Tamara Csillag (57 tuổi) và Elvira Angyal (53 tuổi) tổ chức hôn lễ ở quê nhà Polgardi, Hungary. Giống bao đôi uyên ương khác, hai người diện lễ phục, đi đến tòa thị chính - nơi cuộc hôn nhân của họ được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, theo Reuters, dưới thời Thủ tướng Viktor Orban, hôn lễ của Tamara và Elvira rất đặc biệt.Tháng 5, Quốc hội Hungary ban hành luật quy định giới tính của một người khi sinh ra (chỉ được xác định là “nam” hoặc “nữ”, không có “trung tính”) sẽ được ghi lại trên sổ đăng ký dân sự của nước này và sau đó không thể thay đổi trên các giấy tờ tùy thân như giấy phép lái xe, hộ chiếu. Do đó, người chuyển giới, không xác định được giới tính bị buộc phải gắn chặt với một cái tên suốt đời và không thể thay đổi dù muốn. Chính điều luật bị cộng đồng LGBT lên án gay gắt này lại khiến đám cưới của Elvira và Tamara có thể diễn ra.Nhiều năm trước, Elvira (trong ảnh) đã hoàn thành thủ tục giấy tờ chuyển đổi tên và giới tính từ nam sang nữ. Trong khi đó, Tamara buộc phải ghi giới tính “nam” cùng cái tên “Thomas” trên các giấy tờ chính thức. Hai người từng hoãn cưới để lo thay đổi giấy tờ cho Tamara. Nhưng khi lệnh cấm đổi tên, giới tính trên giấy tờ tùy thân được áp dụng ở Hungary, họ quyết định tổ chức hôn lễ, chấp nhận dưới danh nghĩa một nam và một nữ (hôn nhân đồng giới bị cấm bởi Hiến pháp 2011 của Hungary).“Giấc mơ của chúng tôi đã trở thành sự thật. Chúng tôi rất hạnh phúc khi nhận được con dấu chính thức cho mối quan hệ của mình”, Elvira nói sau buổi lễ tại tòa thị chính. Họ trao nhau lời yêu thương dù biết rằng hành trình để được công nhận là một đôi chuyển giới hợp pháp còn nhiều trắc trở.Trước khi sống chung nhà với danh nghĩa phụ nữ, Elvira Angyal và Tamara Csillag từng có gia đình riêng dưới tư cách đàn ông. Trong số 7 người con mà họ có từ cuộc hôn nhân trước, chỉ có Patrik - con trai của Elvira - có mặt trong đám cưới hôm 6/11. “Một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc đời là nhìn thấy cha mẹ của mình hạnh phúc”, Patrik nói.Các nhóm nhân quyền ở Hungary cho biết Thủ tướng Viktor Orban và đồng minh chính trị của ông - đảng Dân chủ Cơ đốc giáo KDNP - đã nhắm mục tiêu vào cộng đồng LGBT kể từ khi ông Orban giành được nhiệm kỳ thứ 3 vào năm 2018. “Trong một thập kỷ, chính phủ đã thực hiện chiến dịch có hệ thống chống lại cộng đồng LGBT. Điều này mâu thuẫn với các chuẩn mực châu Âu và quyền con người nói chung”, Luca Dudits, thuộc nhóm nhân quyền Hatter, nói.Đám cưới của Elvira và Tamara diễn ra một ngày sau khi Phó Thủ tướng Zsolt Semjen đề xuất ghi vào hiến pháp nước này lệnh cấm “tuyên truyền đồng tính”. “Họ không nên được gọi là gia đình, bởi vì đó là một khái niệm thiêng liêng. Họ không nên nhận con nuôi, vì quyền được phát triển lành mạnh của trẻ em quan trọng hơn nhu cầu có con của các cặp đồng tính”, Semjen nói.Tamara cho biết bà đủ tự tin để không bị lung lay trước những động thái cũng như định kiến về cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng. “Thứ gây hại cho trẻ em chính là những gì chính phủ làm. Thế hệ tiếp theo có thể lớn lên với sự thù ghét chúng tôi ngay cả khi họ không biết tại sao”.
Ngày 6/11, cặp chuyển giới từ nam sang nữ Tamara Csillag (57 tuổi) và Elvira Angyal (53 tuổi) tổ chức hôn lễ ở quê nhà Polgardi, Hungary. Giống bao đôi uyên ương khác, hai người diện lễ phục, đi đến tòa thị chính - nơi cuộc hôn nhân của họ được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, theo Reuters, dưới thời Thủ tướng Viktor Orban, hôn lễ của Tamara và Elvira rất đặc biệt.
Tháng 5, Quốc hội Hungary ban hành luật quy định giới tính của một người khi sinh ra (chỉ được xác định là “nam” hoặc “nữ”, không có “trung tính”) sẽ được ghi lại trên sổ đăng ký dân sự của nước này và sau đó không thể thay đổi trên các giấy tờ tùy thân như giấy phép lái xe, hộ chiếu. Do đó, người chuyển giới, không xác định được giới tính bị buộc phải gắn chặt với một cái tên suốt đời và không thể thay đổi dù muốn. Chính điều luật bị cộng đồng LGBT lên án gay gắt này lại khiến đám cưới của Elvira và Tamara có thể diễn ra.
Nhiều năm trước, Elvira (trong ảnh) đã hoàn thành thủ tục giấy tờ chuyển đổi tên và giới tính từ nam sang nữ. Trong khi đó, Tamara buộc phải ghi giới tính “nam” cùng cái tên “Thomas” trên các giấy tờ chính thức. Hai người từng hoãn cưới để lo thay đổi giấy tờ cho Tamara. Nhưng khi lệnh cấm đổi tên, giới tính trên giấy tờ tùy thân được áp dụng ở Hungary, họ quyết định tổ chức hôn lễ, chấp nhận dưới danh nghĩa một nam và một nữ (hôn nhân đồng giới bị cấm bởi Hiến pháp 2011 của Hungary).
“Giấc mơ của chúng tôi đã trở thành sự thật. Chúng tôi rất hạnh phúc khi nhận được con dấu chính thức cho mối quan hệ của mình”, Elvira nói sau buổi lễ tại tòa thị chính. Họ trao nhau lời yêu thương dù biết rằng hành trình để được công nhận là một đôi chuyển giới hợp pháp còn nhiều trắc trở.
Trước khi sống chung nhà với danh nghĩa phụ nữ, Elvira Angyal và Tamara Csillag từng có gia đình riêng dưới tư cách đàn ông. Trong số 7 người con mà họ có từ cuộc hôn nhân trước, chỉ có Patrik - con trai của Elvira - có mặt trong đám cưới hôm 6/11. “Một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc đời là nhìn thấy cha mẹ của mình hạnh phúc”, Patrik nói.
Các nhóm nhân quyền ở Hungary cho biết Thủ tướng Viktor Orban và đồng minh chính trị của ông - đảng Dân chủ Cơ đốc giáo KDNP - đã nhắm mục tiêu vào cộng đồng LGBT kể từ khi ông Orban giành được nhiệm kỳ thứ 3 vào năm 2018. “Trong một thập kỷ, chính phủ đã thực hiện chiến dịch có hệ thống chống lại cộng đồng LGBT. Điều này mâu thuẫn với các chuẩn mực châu Âu và quyền con người nói chung”, Luca Dudits, thuộc nhóm nhân quyền Hatter, nói.
Đám cưới của Elvira và Tamara diễn ra một ngày sau khi Phó Thủ tướng Zsolt Semjen đề xuất ghi vào hiến pháp nước này lệnh cấm “tuyên truyền đồng tính”. “Họ không nên được gọi là gia đình, bởi vì đó là một khái niệm thiêng liêng. Họ không nên nhận con nuôi, vì quyền được phát triển lành mạnh của trẻ em quan trọng hơn nhu cầu có con của các cặp đồng tính”, Semjen nói.
Tamara cho biết bà đủ tự tin để không bị lung lay trước những động thái cũng như định kiến về cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng. “Thứ gây hại cho trẻ em chính là những gì chính phủ làm. Thế hệ tiếp theo có thể lớn lên với sự thù ghét chúng tôi ngay cả khi họ không biết tại sao”.