Tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, Nguyễn Thị Thu Hằng (sinh năm 2004) - đại diện THPT Kim Sơn A, Ninh Bình - vượt qua 3 nam sinh để giành vòng nguyệt quế với 235 điểm. Cô là nữ sinh vô địch Olympia sau 9 năm các nam sinh chiếm ưu thế. Khi chiến thắng, Thu Hằng vướng một số lời chê trách về thái độ ăn mừng quá tự tin. Sau cuộc thi, quán quân Olympia 2020 chia sẻ cô mới 17 tuổi và chưa thể tiết chế được cảm xúc nên mong mọi người hiểu. Ảnh: Quỳnh Trang.Gần đây, Thu Hằng khiến nhiều người bất ngờ khi đổi sang kiểu tóc ngắn cá tính. Cô hiện học lớp 12 và là thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh của trường. Từng chia sẻ với Zing, Thu Hằng tiết lộ trong tương lai, cô muốn học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học. Nhà vô địch Olympia cho biết hiện tại bản thân chưa nghĩ đến việc sẽ chọn ngành gì nếu sang Australia du học sau khi tốt nghiệp THPT. Ảnh: FBNV.Năm 2012, Đặng Thái Hoàng (sinh năm 1994) - đại diện THPT Hòn Gai, Quảng Ninh - giành vòng nguyệt quế tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia trong cuộc tranh tài kịch tính. Sau đó, tranh cãi nổ ra khi một số khán giả cho rằng chiến thắng của Thái Hoàng chưa thuyết phục. Cụ thể, ở câu hỏi tính toán tại phần thi Tăng tốc, chàng trai chọn đáp án C và được cho điểm. Sau đó, khán giả phân tích các đáp án ban tổ chức đưa ra đều sai. Nếu vậy, Thái Hoàng phải bị trừ 30 điểm trong kết quả chung cuộc, dẫn đến kém điểm á quân Thân Ngọc Tĩnh. Tuy nhiên, BTC vẫn quyết định giữ nguyên kết quả. Ảnh: Nguyễn Khánh/Tuổi Trẻ.Đầu tháng 8/2013, Thái Hoàng trở thành sinh viên ngành Kỹ sư Dân dụng tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Anh sau đó làm việc cho một công ty xây dựng tại thành phố Melbourne và có ý định học lấy bằng tiến sĩ Kiến trúc. Nhà vô địch Olympia đã lập gia đình vào đầu năm 2018 và định cư ở xứ sở chuột túi. Ảnh: FBNV.Sau khi rời sân chơi Olympia, Thân Ngọc Tĩnh - đối thủ của Đặng Thái Hoàng và là một trong số á quân gây chú ý nhất - sang Australia học ngành Tài chính tại ĐH Swinburne. Năm 2018, anh từng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tại Singapore và quyết định trở về Việt Nam làm việc. Xuất hiện trong Gala 20 năm của Olympia vào tháng 9, Ngọc Tĩnh giới thiệu anh hiện là trưởng phòng đầu tư Công ty Red Square Vietnam tại TP.HCM. Ảnh cắt từ clip.Năm 2010, Phan Minh Đức (sinh năm 1992) - đại diện THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - trở thành nhà vô địch Olympia đầu tiên đến từ thủ đô. Tuy nhiên, tranh cãi nhanh chóng nổ ra khi nhiều khán giả cho rằng Minh Đức phát âm và đánh vần sai đáp án “plumber” (thợ sửa ống nước) cho câu hỏi ở phần thi Về đích. Hai lần MC Tùng Chi yêu cầu đánh vần, nam sinh này đều lần lượt nói p-l-u-m-p-e-r. Sau cùng, cố vấn tiếng Anh của chương trình khẳng định câu trả lời của Minh Đức là chính xác bởi hầu hết người châu Á đều dễ phát âm nhầm lẫn, còn phần đánh vần trong câu hỏi không yêu cầu. Ảnh: HHT.Sau khi tốt nghiệp THPT, tương tự hầu hết quán quân trước đó, Minh Đức chọn đi du học tại ĐH Công nghệ Swinburne, ngành Kinh doanh. Các môn của Đức đều đạt loại giỏi và xuất sắc. Chia sẻ trên truyền hình vào đầu năm nay, nhà vô địch Olympia năm 10 cho biết anh hiện là nghiên cứu sinh ngành Kinh tế tại Swinburne. Bên cạnh đó, Minh Đức còn tham gia giảng dạy môn Nguyên lý kinh tế. Chàng trai 28 tuổi cũng chia sẻ anh từng về nước trong một thời gian và giảng dạy ở một trường đại học. Ảnh cắt từ clip, FB.
Tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, Nguyễn Thị Thu Hằng (sinh năm 2004) - đại diện THPT Kim Sơn A, Ninh Bình - vượt qua 3 nam sinh để giành vòng nguyệt quế với 235 điểm. Cô là nữ sinh vô địch Olympia sau 9 năm các nam sinh chiếm ưu thế. Khi chiến thắng, Thu Hằng vướng một số lời chê trách về thái độ ăn mừng quá tự tin. Sau cuộc thi, quán quân Olympia 2020 chia sẻ cô mới 17 tuổi và chưa thể tiết chế được cảm xúc nên mong mọi người hiểu. Ảnh: Quỳnh Trang.
Gần đây, Thu Hằng khiến nhiều người bất ngờ khi đổi sang kiểu tóc ngắn cá tính. Cô hiện học lớp 12 và là thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh của trường. Từng chia sẻ với Zing, Thu Hằng tiết lộ trong tương lai, cô muốn học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học. Nhà vô địch Olympia cho biết hiện tại bản thân chưa nghĩ đến việc sẽ chọn ngành gì nếu sang Australia du học sau khi tốt nghiệp THPT. Ảnh: FBNV.
Năm 2012, Đặng Thái Hoàng (sinh năm 1994) - đại diện THPT Hòn Gai, Quảng Ninh - giành vòng nguyệt quế tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia trong cuộc tranh tài kịch tính. Sau đó, tranh cãi nổ ra khi một số khán giả cho rằng chiến thắng của Thái Hoàng chưa thuyết phục. Cụ thể, ở câu hỏi tính toán tại phần thi Tăng tốc, chàng trai chọn đáp án C và được cho điểm. Sau đó, khán giả phân tích các đáp án ban tổ chức đưa ra đều sai. Nếu vậy, Thái Hoàng phải bị trừ 30 điểm trong kết quả chung cuộc, dẫn đến kém điểm á quân Thân Ngọc Tĩnh. Tuy nhiên, BTC vẫn quyết định giữ nguyên kết quả. Ảnh: Nguyễn Khánh/Tuổi Trẻ.
Đầu tháng 8/2013, Thái Hoàng trở thành sinh viên ngành Kỹ sư Dân dụng tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Anh sau đó làm việc cho một công ty xây dựng tại thành phố Melbourne và có ý định học lấy bằng tiến sĩ Kiến trúc. Nhà vô địch Olympia đã lập gia đình vào đầu năm 2018 và định cư ở xứ sở chuột túi. Ảnh: FBNV.
Sau khi rời sân chơi Olympia, Thân Ngọc Tĩnh - đối thủ của Đặng Thái Hoàng và là một trong số á quân gây chú ý nhất - sang Australia học ngành Tài chính tại ĐH Swinburne. Năm 2018, anh từng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tại Singapore và quyết định trở về Việt Nam làm việc. Xuất hiện trong Gala 20 năm của Olympia vào tháng 9, Ngọc Tĩnh giới thiệu anh hiện là trưởng phòng đầu tư Công ty Red Square Vietnam tại TP.HCM. Ảnh cắt từ clip.
Năm 2010, Phan Minh Đức (sinh năm 1992) - đại diện THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - trở thành nhà vô địch Olympia đầu tiên đến từ thủ đô. Tuy nhiên, tranh cãi nhanh chóng nổ ra khi nhiều khán giả cho rằng Minh Đức phát âm và đánh vần sai đáp án “plumber” (thợ sửa ống nước) cho câu hỏi ở phần thi Về đích. Hai lần MC Tùng Chi yêu cầu đánh vần, nam sinh này đều lần lượt nói p-l-u-m-p-e-r. Sau cùng, cố vấn tiếng Anh của chương trình khẳng định câu trả lời của Minh Đức là chính xác bởi hầu hết người châu Á đều dễ phát âm nhầm lẫn, còn phần đánh vần trong câu hỏi không yêu cầu. Ảnh: HHT.
Sau khi tốt nghiệp THPT, tương tự hầu hết quán quân trước đó, Minh Đức chọn đi du học tại ĐH Công nghệ Swinburne, ngành Kinh doanh. Các môn của Đức đều đạt loại giỏi và xuất sắc. Chia sẻ trên truyền hình vào đầu năm nay, nhà vô địch Olympia năm 10 cho biết anh hiện là nghiên cứu sinh ngành Kinh tế tại Swinburne. Bên cạnh đó, Minh Đức còn tham gia giảng dạy môn Nguyên lý kinh tế. Chàng trai 28 tuổi cũng chia sẻ anh từng về nước trong một thời gian và giảng dạy ở một trường đại học. Ảnh cắt từ clip, FB.